“Xin lỗi – Cám ơn – Không có chi” từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng của người phương Tây và từng lúc, từng nơi đã được du nhập vào Việt Nam. Xin lỗi, mặc dù chưa chắc mình đã có lỗi ... Cám ơn, mặc dù chưa chắc mình đã nhận sự ban ơn của ai một cái gì ... Và không có chi, khi ai đó nói lời cám ơn mình dù thật sự mình đã giúp đỡ họ …

Từ văn hóa nhà thầu đến văn minh xã hội

Một Thế Giới | 30/11/2015, 13:20

“Xin lỗi – Cám ơn – Không có chi” từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng của người phương Tây và từng lúc, từng nơi đã được du nhập vào Việt Nam. Xin lỗi, mặc dù chưa chắc mình đã có lỗi ... Cám ơn, mặc dù chưa chắc mình đã nhận sự ban ơn của ai một cái gì ... Và không có chi, khi ai đó nói lời cám ơn mình dù thật sự mình đã giúp đỡ họ …

Bao giờ cũng vậy, cuối năm là thời điểm nóng sốt của các nhà thầu và công nhân ngành xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công với sự thúc ép của các chủ đầu tư nhằm hoàn tất công trình trước Tết … Và một điều không thể tránh khỏi mà ai ai cũng biết đó là những phiền phức mà các nhà thầu xây dựng gây ra cho cộng đồng dân cư … Nếu ít thì chỉ là những sự khó chịu lặt vặt, khói bụi, tiếng ồn … Nhưng nghiêm trọng hơn thì lại là những vấn đề liên quan đến sự an toàn tính mạng và tài sản của cư dân …

TỪ VĂN HÓA “CẤM” …

Chẳng rõ tự bao giờ và từ đâu du nhập vào cái văn hóa mệnh lệnh mà các nhà thầu hầu như đơn vị nào cũng áp dụng triệt để … Họ sử dụng mệnh lệnh với công nhân là lẽ đương nhiên nhưng đàng này họ lại sử dụng luôn cái văn hóa đó để “nói chuyện” với công chúng thì thật là điều không phải ! Có một từ mệnh lệnh rất phổ biến mà các nhà thầu xây dựng hay áp dụng, đó là “CẤM”. Ở bất cứ nơi đâu khi họ vừa đặt chân đến là họ treo ngay cải bảng “CẤM” to tướng thật phản cảm ! Ví dụ như “CẤM” lại gần, “CẤM” qua lại, “CẤM” đậu xe, “CẤM” ra vào … Nhưng có một điều rất khôi hài là họ lấy quyền gì để “CẤM”, họ dựa trên cơ sở pháp lý nào để “CẤM” ? Mà dân chúng thì chủ yếu chỉ lo chí thú làm ăn chứ chẳng ai có thời gian quỡn để tranh luận với họ … Cấm chỗ này, thì tui đi chỗ khác, thế thôi ! Và những chuyện trái khoáy như vậy đã trở thành một cái nếp sinh hoạt thường nhật từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác cho đến một lúc ai cũng nghĩ rằng điều đó là đúng, là lẽ đương nhiên … Cái gì có vấn đề thì cứ “CẤM”, cái gì giải quyết không ổn thì cứ “CẤM” trước rồi tính sau … Sáng sớm ngủ dậy mở cửa ra bỗng nhiên thấy một cái lô-cốt được dựng ngay trước cửa nhà mình cũng là điều bình thường, đó là “CẤM” cửa … Chiều đi làm về qua con đường quen thuộc nhưng hôm nay bất ngờ bị công nhân đào đường lấy thanh chắn chặn lại và mình phải tìm đường khác để đi cũng là chuyện bình thường, đó là “CẤM” đường … Đến tối đang say giấc nồng thì bị đánh thức bởi tiếng búa máy rầm rầm từ cái công trường xây dựng kế bên nhà thì cũng phải chấp nhận lấy bông gòn nhét lỗ tai, đó là “CẤM” ngủ !!! Xem ra chẳng ai coi người dân – người chủ của đất nước – ra cái đinh gỉ gì !!!

ĐẾN VĂN HÓA XIN LỖI …

“Xin lỗi – Cám ơn – Không có chi” từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng của người phương Tây và từng lúc, từng nơi đã được du nhập vào Việt Nam. Xin lỗi, mặc dù chưa chắc mình đã có lỗi ... Cám ơn, mặc dù chưa chắc mình đã nhận sự ban ơn của ai một cái gì ... Và không có chi, khi ai đó nói lời cám ơn mình dù thật sự mình đã giúp đỡ họ … Đó là nét văn hóa xã giao căn bản của người phương Tây mà nếu bất cứ ai vi phạm thì đều bị họ coi thường và xem như là những kẻ bất lịch sự hay nặng hơn là không có văn hóa ! Không có nhiều người Việt Nam thời nay lĩnh hội được cái văn hóa lịch thiệp này mặc dù họ đã cho con em đi du học phương Tây, nói tiếng Tây, ăn đồ Tây, xài hàng Tây, nghe nhạc Tây 

Nhưng cũng có một số nhà thầu xây dựng - dù rất hiếm - đã lĩnh hội được văn hóa giao tiếp lịch thiệp của người phương Tây một cách tuyệt vời … Họ đã cho in một câu “XIN LỖI” bằng song ngữ Anh – Việt to tướng trên hàng rào công trình để mong người dân thứ lỗi cho những sự bất tiện khó thể tránh khỏi do việc thi công công trình của họ gây ra … Nếu họ biết điều như vậy thì người viết tin rằng nếu chẳng may có chuyện gì xấu hay sự cố xảy ra thì người dân cũng sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhà thầu một cách vui vẻ …

van hoa, nha thau, xa hoi
 "Chúng tôi xin lỗi về sự bất tiện này..."

Một câu nói cho người ta mát ruột “Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này” đâu có mất mát gì đâu mà tại sao đa phần các nhà thầu ở Việt Nam lại không làm được ???

van hoa, nha thau, xa hoi
 

Cũng có nhà thầu có cách “xin lỗi” khác hay hơn là tạo một hành lang an toàn dọc theo tường rào công trình có mái che nắng, che mưa hẳn hòi cho người dân thoải mái qua lại … Điều này mang một thông điệp tích cực là người dân đã chịu sự bất tiện do công trình xây dựng mang đến thì bù lại họ sẽ được hưởng vài tiện ích nho nhỏ như một sự bù đắp từ phía công trình dành cho họ … Đúng là “có qua có lại mới toại lòng nhau” !

Và hãy xem một công trình kiểu mẫu tại một nước phương Tây cách nay khoảng 10 năm để thấy rằng họ xử lý tình huống công trường một cách thông minh và an toàn như thế nào … Trước hết, họ cho dựng một hành lang bằng khung sắt bao che kiên cố để tạo sự an toàn tuyệt đối cho khách bộ hành yên tâm đi lại trên vỉa hè. Kế tiếp họ dán những biểu tượng khuyến cáo về an toàn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để ai cũng có thể hiểu được mà không cần phải dùng những lời lẽ dong dài, phản cảm … Phía trên hành lang an toàn này, họ cho gắn bảng quảng cáo công trình của họ và tận dụng khoảng không gian trên vỉa hè này để đặt container văn phòng ban quản lý công trường. Đây được xem là giải pháp khá thông minh vừa an toàn, vừa tiết kiệm được không gian bên trong công trường vốn dĩ được dành ưu tiên cho việc thi công chứ không phải công tác bàn giấy văn phòng …

van hoa, nha thau, xa hoi
 

Nên chăng các hình ảnh trên đây cần được các nhà thầu học tập nghiêm túc để nhân rộng ra ngoài xã hội trong một tương lai không xa bất kể công trình của nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài …

VÀ HÌNH ẢNH CỦA MỘT XÃ HỘI VĂN MINH

Đó là ai có lỗi thì phải biết nhận lỗi và xin lỗi, ai vi phạm thì phải chịu trách nhiệm bằng các hình thức phạt hay chế tài. Mọi người đều bình đẳng với nhau trước pháp luật bất chấp địa vị, tài sản, hay vị trí xã hội hiện tại của người đó.

Viết đến đây người viết chợt nhớ đến câu chuyện của một người bạn cách nay gần chục năm … Anh này mở một nhà hàng ăn uống chưa được 2 tháng thì nguyên cả đoạn đường trước cửa nhà hàng của anh bị nhà thầu dựng lô-cốt che chắn để làm hệ thống cống thoát nước cho thành phố … Việc kinh doanh nhà hàng của anh lập tức bị ách tắc cho dù anh đã cố gắng cầm cự thêm 6 tháng nữa nhưng cuối cùng cũng buộc phải đóng cửa dẹp tiệm trong khi cái lô-cốt thì vẫn hiên ngang sừng sững ra đó suốt cả năm trời … Người viết chợt băn khoăn tự hỏi liệu có ai đó đã đến xin lỗi anh không ? Và thậm chí còn phải bồi thường hay chia sẻ những thiệt hại mà anh phải gánh chịu do việc dựng lô-cốt gây nên ? Một xã hội công bằng và văn minh thì những việc như thế này cần phải được xử lý rõ ràng minh bạch để không ai phải chịu oan ức và thiệt thòi …

Saigon, ngày 26 tháng 11 năm 2015,

KTS. Trần Phụng Tiên Phuông
Bài liên quan
Đánh thức tiềm năng văn hóa của các dân tộc thiểu số
Là một bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia nhưng văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn mang những bản sắc riêng có, mới lạ và đầy hấp dẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ văn hóa nhà thầu đến văn minh xã hội