Mấy ngày qua, thông tin về việc nước sông Hậu trong xanh khác thường đã khiến nhiều người không khỏi giật mình tự hỏi: Điều gì đang xảy ra?
Ngày 17.5, Giám đốc Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.Cần Thơ), Đoàn Thanh Tâm, khẳng định kết quả quan trắc mẫu nước gần đây trên sông Hậu thuộc địa bàn TP.Cần Thơ không có gì khác lạ.Riêng kết quả quan trắc chất rắn lơ lửng có thấp hơn do các đập thủy điện từ thượng nguồn sông Mekong làm giảm lượng phù sa đổ về khoảng 50% so với những năm trước, nên có thể một số nơi trên sông Hậu nước sẽ trong.
Mùa khô năm naychắc hẳn ai cũng cảm nhận được cái nóng oi bức hơnso với nhiều năm qua, nhưng không nhiều người để tâm rằngchính dòng sông Hậu, đoạn cuối của con sông Mekong hùng vĩ, đang biến đổi dần.
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng Biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ, khẳng định: “Xâm nhập mặn đã lên đến đỉnh điểm so với nhiều năm đã qua. Thậm chívừa qua mặn đã ngấp nghé tận trung tâm TP.Cần Thơ”.
Có nhiềulý do dẫn đến xâm nhập mặn hoành hành dữ dội như:nắng hạn gay gắt, những khu đê bao khép kín ngăn mặn, tập quán canh tác thay đổi, phong trào chuyển dịch cây trồng vật nuôi… phía hạ lưu, cũng góp phần ảnh hưởng đến xâm nhập mặn.Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân rõ nhất chính là lượng nước từ thượng nguồn xuống thấp. Lưu lượng nước ít đã khiến lực đẩy mặn giảm dần và dòng nước mặn thừa cơ tràn vàosâu trên sông Hậu.
Sông Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), sau đó chảy qua Lào, Myanmar… rồi vào Việt Nam qua 2 ngã Tân Châu và Châu Đốc, tràn nước vào sông Tiền và sông Hậu của vùng ĐBSCL.
Sản vật trên sông Hậu ít dần...
Lượng nước đổ về sông Tiền và sông Hậu giảm bắt đầu từ khoảng năm 2009, một phần do biến đổi khí hậu khiến gia tăng tình trạng băng tan tại cao nguyên Tây Tạng và dãy Hymalayanên nguồn cung nước cho sông Mekong giảm dần.
Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện rằngđã có hơn 46.000 dải băng trên cao nguyên Tây Tạng đang thu hẹp 7%/năm.Tình trạng phá rừng phía thượng nguồntại Lào… cũng khiến khả năng trữ nước giảm, lưu lượng nước vào mùa khô ít dần.Nhưng nguyên nhân hiển hiện là chính những con đập thủyđiện trên dòng Mekongcủa Trung Quốc, Lào…khiến lượng nước đổ về hạ nguồn giảm.
Một nhà khoa học cho rằng, bản chất của các con đập thủyđiện là không làm giảm lưu lượng nước đổ về hạ lưumà nó chỉ khiến ảnh hưởng dòng chảy tùytheo cách vận hành, trữ và xả nước.Những kế hoạch từ phía Trung Quốc, Thái Lan… để chuyển dòng chảy từ các con sông lớn ở miền Nam lên miền Bắc, vốn đang thiếu nước thường xuyên, mới chính là mối đe doạ cho các nước hạ nguồn dòng Mekong.
Hiện nay, chính các con đập đã gây tình trạng thiếu nước.Do đó, không loại trừ kịch bảnrằng không bao lâu nữavùng ĐBSCLsẽ phải đau đầu đối phó với lũ… mặn vìkhi lượng nước thượng nguồn giảm, nước mặn sẽ tràn vào ĐBSCL hoành hành dữ dội.
Những mùa lũ gần đây, lượng nước đổ về cũng có khuynh hướng giảm là donhững con đậpkhi cần trữ nước lại, khi muốn sẽ xả nước ra... Điều này cũngkhiến lượng phù sa đổ về hạ nguồngiảm dần.
Một nhà khoa học cho rằng, trong tương lai gần, việc vận chuyển phù sa đến vùng hạ lưu ĐBSCL có thể giảm khoảng 70-80% do lắng đọng phù sa tại các hồ chứa thủy điện. Một điều chắc chắn, như nhiều chuyên gia cùngnhà khoa học trong và ngoài nước đãkhẳng định: “Tác động từ các con đập bắt buộc sẽ có”.
Có đe dọa nào nghiêm trọng đối với con người và các hệ sinh thái ở ĐBSCL hơn là xây đắp những con đập trên dòng chính sông Mekong?Xâm nhập mặn sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và các vựa lúa ở đồng bằng, vốn phụ thuộc lớn vào phù sa của các con sông, đặt ra những thách thức về sinh kế của người dân và nhu cầu lương thực trong tương lai.
Nguyễn Hồ
Ảnh: Nước trên sông Hậunhiều nơi trong xanh khác thường - Ảnh: Thanh Niên.