TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, việc thoái vốn, cổ phần hóa phải liên quan chặt chẽ với minh bạch thông tin. Nếu minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua, vì người ta nhìn thấy lợi nhuận.

TS Nguyễn Đình Cung: DNNN nếu thua lỗ thì đừng cứu

Trí Lâm | 29/12/2017, 18:05

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, việc thoái vốn, cổ phần hóa phải liên quan chặt chẽ với minh bạch thông tin. Nếu minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua, vì người ta nhìn thấy lợi nhuận.

Mừng vì tăng trưởng bớt dựa vào tài nguyên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung GDP cả năm 2017 tăng 6,81%, vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 - 2016.

Đóng góp chính cho tăng trưởng này nhờ kinh tế nông, lâm nghiệp, thủysản có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,9%, góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8%, đóng góp2,77 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tăng 7,44% đóng góp 2,87 điểm phần trăm.

Nhận định về điều này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, năm 2017 là một nămthành công với13 chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt, trong đó có chỉ tiêu về tăng trưởng GDPcao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

“Đầu năm, mọi người đều nghi ngờ khả năng đạt được chỉ số này, nhất là sau quý I với tăng trưởng 5,2%. Tuy nhiên,Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt theo hướng vừa thúc đẩy cải cách chiều rộng, cải thiện môi trường kinh doanh để đạt tính thị trường, huy động nhiều nguồn lực hơn cho phát triển”, ông Cung nói.

Vị này cũng nhấn mạnh,dấu ấn này có ích hơn khi nhìn vào tăng trưởng 6,81% không phải nhờ vào khai thác tài nguyên mà dựa vào nông nghiêp và chế tạo. Năm 2015 tăng trưởng nhờ khá nhiều vào khai thác dầu mỏ và than đá.

Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương chậm

Về cải thiện môi trường kinh doanh, ông Nguyễn Đình Cung nêu quan điểm, Việt Nam tăng 14 bậc, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc và điểm số tăng 0,1 điểm, việccải thiện môi trường kinh doanh đã bắt đầu chuyển động từ trung ương đến địa phương, từ Chính phủ đếncác bộ ngành.

Ông Cung tâm đắc với việc các Bộ bắt đầu chuyển động. Ví dụ như sau những chỉ đạo, Bộ Công thương đã có một kế hoạch cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh. Tiếp sau đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tuy chưa đạt số như chỉ đạo của Chính phủ nhưngđã có bước đầu cắt giảm được 24% số điều kiện kinh doanh và hướng tới 35%. Bộ Xây dựng cũng chỉ đạo cắt giảm mạnh mẽ không những điều kiện kinh doanh mà cắt giảm cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện…

“Những chuyển động đã có sự khác biệt so với trước và hy vọng rằngtrên nói, dưới bắt đầu làm thì2018 sẽ có những cải thiện về môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Cung nói.

Tuy nhiên, vị này cho rằng việc thực thi ở địa phương vẫn còn chậm,tuyên bố Chính phủ liêm chính, hành động... chưa thấm đến công chức ở địa phương.

“Trong cuộc gặp doanh nghiệp 2017, một trong những kết quả được đánh giá cao tại thời điểm đó là Thủ tướng ký chỉ thịmỗi một năm doanh nghiệp chỉ phải bị thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm. Thực ra, khi tôi đến các doanh nghiệp đều phàn nàn rằng chưa thực hiện”, ông Cung nói.

Theo chuyên gia này, những thành tích kể trên là so với ngày hôm qua, còn so với hôm nay, với yêu cầu cải cách đất nước thì còn rất thấp. Cần cải cáchtrên nhiều phương diện, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trênquy mô rộng lớn hơn, nhanh hơn, nhất quán, đồng bộ hơnmới có thể đạt được bứt phá lên về tốc độ tăng trưởng.

“Hiện nay 6,7%, sang năm cũng 6,5% - 6,7%. Tôi muốn và kỳ vọng nó phải 7,5 - 8% hay 8,5%. Chúng ta nhìn lại tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa thấy được cải cách doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa rất chậm và chưa thật thực chất”, ông Cung nói.

DNNN thua lỗ thì cho phá sản, đừng cứu

Theo ông Nguyễn Đình Cung, cần tái cơ cấu đầu tiên là DNNN. Phải để DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường. Nếu thua lỗ thì phá sản, đừng cứu. Không thể tốn thêm nguồn lực để đổ vào những dự án kém hiệu quả.

“Chúng ta cứ đổ thêm thứ này thứ kia để cứu doanh nghiệp, bắt doanh nghiệp này phải gánh vác yếu kém của doanh nghiệp kia... như vậy không làm cho doanh nghiệp mạnh lên mà chỉ yếu thêm”, ông Cung nói và cho rằng chúng ta chưa dứt khoát.

Chuyên gia này cho rằng đã hội nhập thì DNNN phải quản trị theo chuẩn mực toàn cầu. Minh bạch thông tin thì mọi ngườitiếp cận theo chuẩn mực chung vàđánh giá ngay ai tốt, ai kém, huy động vốn cũng dễ dàng hơn.

Ông Cung cho hay, việc thoái vốn, cổ phần hóa phải liên quan chặt chẽ với minh bạch thông tin, nếu không thì nguy cơ bán rẻ rất lớn mà bán đắt thì không ai mua, bởi vì người ta không tin. “Nếu minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua, vì người ta nhìn thấy lợi nhuận”.

“Tái cơ cấu phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa theo hướng thị trường, dứt khoát hơn, đừng lưỡng lự. Mình cho nó là đúng thì phải triệt để làm. Còn lưỡng lự sẽ không nhất quán và rất khó đạt được mục tiêu. Kinh tế thị trường là niềm tin, nếu như không làm một cách dứt khoát, nhất quán thì người ta không tin”, ông Cung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Cung đề nghị những thứ về cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp về công dân, công tác quản lý nhà nước phải xây dựng đầy đủ, kết nối lại. Khi mọi người có nhiều thông tin hơn sẽ ra những quyết định hợp lý hơn, tạo áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi.

“Nếu tư duy theo lối biết đến đâu, quản lý đến đó sẽ mất đi cơ hội của 1 phương thức sản xuất mới, 1 cách thức quản lý mới”, ông Cung nêu.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Đình Cung: DNNN nếu thua lỗ thì đừng cứu