Để chuẩn bị tốt cho chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, Hà Nội đã triển khai nguồn nhân lực với các khối lớp trên toàn thủ đô.

Trước làn sóng giáo viên liên tục nghỉ việc, Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù

Dạ Thảo | 14/08/2023, 10:50

Để chuẩn bị tốt cho chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, Hà Nội đã triển khai nguồn nhân lực với các khối lớp trên toàn thủ đô.

Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai chương trình mới với khối lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11; đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tiếp tục triển khai tốt ở khối lớp 5, 9 và 12. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu và đề xuất cơ chế đặc thù đối với việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hà Nội cũng xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, tăng cường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và giáo viên dạy các môn học mới theo chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. Tính đến hết năm học 2022-2023, toàn thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Tổng số giáo viên hiện nay là khoảng 138.000 người.

thi-lop-10-2023-3.jpg

Sắp tới đây, ngày 15.8.2023, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục". Sự kiện là dịp để nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục được nói lên tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác. Đây cũng là dịp để bộ trưởng lắng nghe ý kiến phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoàn thiện chính sách, động viên, chia sẻ với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong ngành.

Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận hơn 6.200 ý kiến, trong đó, có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt. Hơn 200 ý kiến từ các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…). 

Bộ GD-ĐT cho rằng khi triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 không phải tất cả giáo viên đều sẵn sàng thích ứng vì trước đó một bộ phận các giáo viên đã quen cách làm cũ, có lối mòn. Trong công cuộc này, giáo viên được trao quyền chủ động, sáng tạo rất lớn. Từ việc dạy học đến kiểm tra, đánh giá, lựa chọn học liệu… làm sao dạy học phát huy được năng lực cá nhân của học sinh. Tuy nhiên, để học sinh có năng lực mới và tốt như vậy đòi hỏi năng lực của người thầy cũng phải đổi mới và nâng lên rất nhiều. Để đáp ứng, những năm qua, giáo viên rất vất vả với khối công việc nhiều hơn, khó hơn, phải học tập nâng cao trình độ, tập huấn, làm quen SGK mới, học liệu, bài giảng mới… Đây cũng chính là một phần khiến các giáo viên gặp khó và muốn chuyển nghề, nghỉ việc, chuyển hướng.

Trong khi đó, từ năm 2020 đến nay, ngành GD-ĐT mới được giao chỉ tiêu hơn 26.000 biên chế. Đối chiếu số lượng giáo viên nghỉ việc và giáo viên được tuyển dụng cho thấy đang có sự chênh lệch rất lớn, kể cả ở thành phố lớn như Hà Nội.

Các ý kiến trên cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn. Qua đó, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, bảo đảm điều kiện về đội ngũ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD-ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở GD-ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước làn sóng giáo viên liên tục nghỉ việc, Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù