Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm và vẫn giữ lại được những di tích, được coi là "nhân chứng lịch sử" và là thông điệp về bản sắc dân tộc, nhưng với thời đại phát triển, không phải ai cũng có ý thức bảo vệ và giữ gìn di tích.

Trùng tu phá vỡ di sản: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Một Thế Giới | 09/08/2015, 12:00

Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm và vẫn giữ lại được những di tích, được coi là "nhân chứng lịch sử" và là thông điệp về bản sắc dân tộc, nhưng với thời đại phát triển, không phải ai cũng có ý thức bảo vệ và giữ gìn di tích.

Với sứ mạng cao cả, nhóm Đình làng Việt đã tổ chức triển lãm: "Đình làng Việt, những điều còn - mất" với mong muốn đánh thức sự quan tâm của cộng đồng với di sản, đánh thức tình yêu và trách nhiệm với di sản trong mỗi người. Triển lãm diễn ra từ ngày 8- 23/8/2015, tại Dolphin Plaza, 28 phố Trần Bình (Hà Nội).
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về cái tên của chính nhóm mình, anh Nguyễn Đức Bình, cán bộ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay: "Đình làng Việt, nơi chứa đựng rất nhiều giá trị như kiến trúc, điêu khắc, giá trị văn hóa, lịch sử của người Việt... đang bị bỏ quên, có nguy cơ biến mất. Đặc biệt là thời gian gần đây, nhiều di tích bị xâm hại, trùng tu sai, biến dạng, tu bổ kém hiệu quả. Việc nhóm Đình làng Việt triển lãm trưng bày khoảng 100 bức ảnh do các thành viên nhóm Đình làng Việt chụp tại các địa phương, chủ yếu là khu vực phía Bắc. Chủ đề triển lãm tập trung vào hai vấn đề chính: “Tinh hoa Đình làng Việt” và “Biến đổi của đình làng Việt”. Mảng nội dung “Biến đổi của đình làng Việt” sẽ là những cảnh báo về nguy cơ biến mất của những ngôi đình cổ qua thực trạng bị xuống cấp nghiêm trọng, biến dạng những giá trị truyền thống do trùng tu sai…".
dinh lang VNdinh lang VNdinh lang VNdinh lang VN

Trong triển lãm, ngoài những bức ảnh, nhóm Đình làng Việt đã mời các nghệ nhân đến khắc họa những tinh hoa trong các di tích trong việc trạm, trổ
Đau đáu với công tác bảo vệ và tôn tạo di tích nhưng do số lượng di tích đang bị xuống cấp quá lớn, kinh phí từ ngân sách không thể đáp ứng nổi, các nguồn lực xã hội lại tập trung cho các công trình tôn giáo. Anh Nguyễn Đức Bình cho rằng bản thân đang rất muốn làm một việc gì đó để đánh thức việc bảo vệ di sản tới từng người dân. "Rõ ràng là trong lúc phục dựng nhiều di sản trên cả nước, đặc biệt là những mái đình, con giống, ngôi chùa... các nhà đầu tư đã phá hỏng hoàn toàn cảnh quan cũng như phục dựng di tích sao cho đúng nhất Việc trùng tu đã làm biến đổi và phá vỡ hoàn toàn di sản, trùng tu sai hoàn toàn với thực tế mà di sản để lại. Điều này ai sẽ chịu trách nhiệm? Ai sẽ đứng lên để phục dựng lại cái văn hóa trong từng di sản?." - anh Bình cho hay.
Nói về phá vỡ di sản, trên thực tế chúng ta đã biết Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn đã bị làm sập rồi đắp lại bằng bê tông; đã phá dỡ, hủy hoại trong việc trùng tu ngôi chùa Trăm Gian ngót nghìn tuổi - một di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm , đã làm hư hại rất nhiều đối với chùa Thầy ở Thạch Thất , di tích khảo cổ nổi tiếng Hoàng Thành Thăng Long, rồi chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc không chỉ một lần phải gióng lên tiếng kêu cứu trước nguy cơ bị xâm hại…
Đó là chưa kể đến những hàng quán sôi sục thời kinh tế thị trường đã bủa vây, “bóp cổ” các di tích “mờ hơi sương” ở chùa Hương; người ta cũng từng lăm le đổ hàng nghìn mét khối bùn xuống vịnh Hạ Long, đã chở tới ngay bên bờ vịnh 7.000 lít hoá chất siêu độc khiến nàng tiên danh thắng nổi tiếng của nhân loại có nguy cơ tắt thở bất cứ lúc nào…
dinh lang VNdinh lang VNdinh lang VN
Những nét đẹp văn hóa của người Việt cũng được nhóm tổ chức trong việc bày những hàng quán trong từng món ăn
Thông qua việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế khắp năm châu trên báo chí, đã làm cho bạn bè quốc tế thấy được những đóng góp to lớn của nền văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn hóa nhân loại, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong giao lưu, hội nhập về văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Đó cũng chính là thông điệp mà nhóm Đình làng Việt muốn gửi tới mọi người dân trên cả nước.
Được biết sau sự kiện Đình làng Việt – Những điều còn mất, nhóm sẽ tiến hành tổ chức triển lãm lưu động tới một số trường học để tuyên truyền trực tiếp về di sản tới các bạn trẻ. Đồng thời nhóm Đình làng Việt đang chuẩn bị sưu tầm tư liệu để xuất bản sách giới thiệu về Đình làng Việt. Hoạt động được ấn định vào dịp cuối năm là  nhân Ngày Di sản Việt Nam 23.11, nhóm Đình làng Việt sẽ có một cuộc triển lãm về “Đình Xứ Đoài” tại Hà Nội. 
Minh Khuê
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trùng tu phá vỡ di sản: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?