Sách Trắng quân sự 2015 của Trung Quốc (TQ) dự kiến sẽ là chủ đề chính, ở hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La (ở Singapore) vào cuối tuần này. Năm 2014, cuộc đối thoại an ninh này diễn ra trong bối cảnh TQ ngang ngược đưa giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Tài liệu này mở đầu cho cuộc Đối thoại Shangri-La, có thể sẽ là chủ đề của TQ tại cuộc họp hàng năm của các quan chức quốc phòng hàng đầu”.
Ông nói thêm: “Dù Sách Trắng quân sự 2015 chủ yếu nhắc lại nỗ lực hiện đại hoá quân sự TQ, thì đây là lần đầu tiên TQ công bố chiến lược quân sự một cách có tổ chức”
Hồi tháng 5, báo The Wall Street Journal đưa tin Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu nhân viên nghiên cứu cách trực tiếp phản đối TQ tuyên bố độc chiếm toàn bộ Biển Đông, bằng cách như hải quân Mỹ cử máy bay tuần tra gần các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đưa tàu chiến đến cách các đảo này khoảng 22 km.
Mỹ sẽ đưa máy bay ném bom B-1 tuần tra Biển Đông |
Mỹ cũng tiếp tục phối hợp làm việc với các nước châu Á-Thái Bình Dương để bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực này.
Người phát ngôn Jeff Rathke của Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về Sách Trắng, nhưng nói Washington kêu gọi Bắc Kinh “sử dụng khả năng quân sự theo hướng bảo vệ hoà bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Đại tá Steve Warren là người phát ngôn Lầu Năm Góc nói: Sách Trắng của TQ “thẳng thắn” và chính phủ TQ đã báo trước tài liệu này cho các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ biết từ gần một năm trước.
Ông nói: “Chúng tôi liên tục kêu TQ minh bạch, và nói thẳng, đây là sự minh bạch. Đây là một bước cho thấy họ đi đúng hướng”.
Báo cáo hàng năm về quân sự TQ của Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng 5, từng cảnh báo: TQ nhanh chóng hiện đại hoá quân sự “có tiềm năng làm giảm ưu thế kỹ thuật quân sự của Mỹ”.
Dù Tổng thống Obama gần đây nói TQ bắt nạt các nước láng giềng quanh Biển Đông, nhưng Mỹ không tham gia vào cuộc tranh chấp hiện nay, cho đến khi quyết định đưa máy bay do thám đến gần quần đảo Trường Sa.
Động thái này làm bùng nên cuộc khẩu chiến ngoại giao, và người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao TQ gọi các chuyến bay này là “hành vi khiêu khích”.
Trong bối cảnh này, các nước Đông Nam Á đã phải tăng chi quốc phòng, nhất là mảng hải quân, theo báo Japan Times.Tuần báo Jane s Defence đưa tin 10 quốc gia Đông Nam Á có thể tăng chi quốc phòng từ 42 tỷ USD/năm lên 52 tỷ USD từ năm 2020, chỉ để đối phó với những đe doạ hàng hải của TQ.
Tim Huxley, chủ nhiệm Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở châu Á (IISS) nói với tờ Japan Times:
“Khi các nước này tăng khả năng trên vùng biển này, điều đó có nghĩa tầm bắn và mức sát hại của các cuộc tấn công cũng sẽ tăng. Nếu có một cuộc xung đột và leo thang, có tiềm năng sẽ là một cuộc xung đột độc hại hơn”.
Zhang Baohui, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương (thuộc đại học Lingnan, Hồng Kông) thì nói với trang Bloomberg News:
“Sách Trắng phản ánh TQ ngày càng lệ thuộc biển cả để phát triển kinh tế. Nhưng họ cũng làm tăng sự lựa chọn an ninh nơi các nước khác, như Mỹ, Nhật, Ấn vốn chẳng tin kế hoạch hàng hải của TQ”.
Mai Hà (theo The Wall Street Journal)