Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga là Sukhoi PAK FA, hay còn gọi là T-50 đã sẵn sàng để được sản xuất đại trà vào năm sau, với nhiều công nghệ hiện đại và đặc biệt phi công sẽ chỉ là một phần của máy bay vì nó gần như hoàn toàn tự động.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga không cần người lái

Một Thế Giới | 26/05/2015, 13:45

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga là Sukhoi PAK FA, hay còn gọi là T-50 đã sẵn sàng để được sản xuất đại trà vào năm sau, với nhiều công nghệ hiện đại và đặc biệt phi công sẽ chỉ là một phần của máy bay vì nó gần như hoàn toàn tự động.

“Chiến đấu cơ T-50 đã thực sự là một mẫu robot biết bay, nơi người lái máy bay không chỉ thực hiện nhiệm vụ như một phần của hệ thống điều khiển”, ông Vladimir Mikheyev, người đứng đầu Công ty Công nghệ radio – điện tử (KRET), thuộc tập đoàn Rostec cho hay.
Ông Mikheyev giải thích cánh máy bay có thể được coi như một bộ cánh bình thường, tuy nhiên, nó còn phục vụ như một phần của hệ thống phòng thủ chủ động Himalayas do có khả năng thay đổi hình dạng linh hoạt.
Vào hồi tháng 10, KRET cho biết họ đã bàn giao lô hệ thống phòng thủ chủ động Himalayas đầu tiên trang bị cho T-50, vốn đang được phát triển tại Kaluga và chế tạo tại nhà máy Stavropol Radioplant Signal.
Clip giới thiệu khả năng của máy bay chiến đấu T-50 
“Các hệ thống radar mảng pha chủ động và bị động sẽ được gắn liền với thân máy bay và được coi như một lớp “da thông minh”. Nó sẽ được sử dụng không chỉ để tăng cường khả năng sống sót hay tránh bị nhiễu sóng mà còn giúp cho các máy bay đối phương có khả năng radar vượt trội khó phát hiện ra nó hơn”, KRET giải thích.
Ngoài ra nhằm đạt được mức tàng hình này, các nhà thiết kế cũng phải đưa hết hệ thống vũ khí của máy bay vào bên trong và thay đổi nhiều bộ phận bằng các chất liệu hấp thu sóng radio. Điều này không chỉ khiến T-50 vượt trội hơn các máy bay của Nga mà là cả máy bay của nhiều nước khác. Ví dụ, F-22 có diện tích phản xạ với sóng radar là 0,3 đến 0,4 m2 trong khi chỉ số này của T-50 là từ 0,1 đến 0.01 m2.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga được lên kế hoạch nhằm thay thế Sukhoi Su-27 và Su-30 đã được sử dụng từ những năm 1985 và MiG-29 từ những năm 1983.
Việc nghiên cứu và chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đã được thực hiện từ hồi những năm 1980, tuy nhiên, Mỹ và Nga chưa thể thống nhất về những đặc điểm cần thiết để xứng đáng là một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Hiện chỉ có F-22 Raptor giới thiệu vào 2005 được cho là một chiến đấu cơ thế hệ 5 thực thụ.
Vào tháng 12.2014, Tập đoàn máy bay thống nhất của Nga đã tuyên bố rằng việc sản xuất T-50 đã sẵn sàng bắt đầu vào năm 2016 sau khi hoàn thành bay thử và vào năm 2020, không quân Nga sẽ có 2020 chiếc máy bay loại này.
Thiên Hà (theo RT)
Bài liên quan
Mỹ ‘đốt nóng’ chiến trường Ukraine khi tiếp sức cho Kyiv một loại vũ khí gây tranh cãi
Theo Washington Post, quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine đã làm dấy lên nhiều tranh luận trong và ngoài nước Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga không cần người lái