Một tuyến cáp quang xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Nepal ngày 12.1 đã chính thức đi vào hoạt động. Tuyến cáp này đã phá đi thế độc quyền của Ấn Độ trong cung cấp dịch vụ mạng internet cho Nepal tồn tại nhiều thập niên qua.

Trung Quốc tranh giành với Ấn Độ việc cung cấp internet cho Nepal

Cẩm Bình | 14/01/2018, 06:39

Một tuyến cáp quang xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Nepal ngày 12.1 đã chính thức đi vào hoạt động. Tuyến cáp này đã phá đi thế độc quyền của Ấn Độ trong cung cấp dịch vụ mạng internet cho Nepal tồn tại nhiều thập niên qua.

Tuyến cáp quang vừa đưa vào hoạt động dài khoảng 50km, chạy từ huyện Cát Long (còn gọi là Gyirong hay Kerung) thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc đến Rasuwagadhi của Nepal. Hai tập đoàn nhà nước là Nepal Telecom và China Telecom Global đã kýmột thỏa thuận hợp tác vào tháng 12.2016, theo đó cả hai sẽ cùng vận hành và quản lý tuyến cáp này.

Phát biểu tại lễ đưa tuyến cáp vào hoạt động, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nepal Mohan Bahadur Basnet phát biểu: “Liên kết này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương mạnh mẽ giữa hai quốc gia”. Bà Vu Hồng, Đại sứ Trung Quốc tại Nepal, cũng đánh giá tuyến cáp sẽ mở ra nhiều cơ hội làm ăn hơn nữa.

Theo ông Vương Vĩnh Lâm, Trưởng đại diện của China Telecom tại khu vực, tuyến cáp quang xuyên biên giới sẽ cung cấp cho người dùng Nepal dịch vụ internet từ các trung tâm mạng ở Hồng Kông, và lưu lượng truy cập sẽ chỉ có 73 mili giây, nhanh hơn so với 120 mili giây của các tuyến cáp biển Nepal đang dùng.

Ông Vương còn khẳng định đây là tuyến dịch vụ internet ngắn nhất của Nepal, và nó có thể đóng vai trò là cửa ngõ để quốc gia Nam Á vươnđến Trung Á, Đông Bắc Á và cả Mỹ

Còn theo Pratibha Vaidya, người phát ngôn của Nepal Telecom: “Tuyến cáp này giúp ta có thêm lựa chọn khác ngoài Ấn Độ, đảm bảo kết nối không bị gián đoạn. Người dùng bây giờ có thể được hưởng một dịch vụ tin cậy hơn”.

Tuyến cáp quang xuyên biên giới sẽ phá thế độc quyền cung cấp dịch vụ internet của Ấn Độ ở Nepal - Ảnh: The Himalayan Times

Trong nhiều năm, Nepal phụ thuộc vào các công ty viễnthông Ấn Độ như Bharti Airtel và Tata Communications Ltd để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân. Các quan chức nước này đã cảnh báo tình trạng phụ thuộc khiến hệ thống mạng Nepal dễ bị tổn thương khi có sự cố. Đến năm 2017, đã có 60% của 28 triệu người Nepal truy cậy vào mạng internet, tăng 12% so với năm 2012.

Tuyến cáp quang vượt biên giới là một trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tranh giành ảnh hưởng với Ấn Độ tại Nepal. Hai 'ông lớn' Trung - Ấn trong vài năm qua đã không ngừng cạnh tranh ảnh hưởng bằng cách tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các nước nghèo khó như Nepal.

Năm 2016, Bắc Kinh đồng ý cho Nepal dùng cảng của nước này để giao thương hàng hóa với các quốc gia khác. Động thái này giúp chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào Ấn Độ trong thương mại trên đất liền.

Ở chiều ngược lại, phía Nepal cũng đã tham gia sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc. Trong một phần của sáng kiến này, giới chức Nepal cho biết họ đang thương lượng với Bắc Kinh để mở rộng một hệ thống đường sắt chạy từ Tây Tạng đến Nepal.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia, Tân Hoa Xã)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tranh giành với Ấn Độ việc cung cấp internet cho Nepal