Một công ty Trung Quốc đang lên kế hoạch điều hành cảng Haifa của Israel, điều có thể đe dọa hoạt động hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải, theo các báo cáo mà một vị tướng Israel chuyển cho tờ Newsweek

Trung Quốc sử dụng cảng của Israel: Mối đe dọa cho nước Mỹ?

Trần Trí | 16/09/2018, 14:13

Một công ty Trung Quốc đang lên kế hoạch điều hành cảng Haifa của Israel, điều có thể đe dọa hoạt động hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải, theo các báo cáo mà một vị tướng Israel chuyển cho tờ Newsweek

Trung Quốc đã tích cực lập mạng lưới cơ sở hạ tầngđể mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế đến khắp thế giới. Dự án Con đường -Vành đai (BRI) đã hy vọng đến năm 2049 sẽ lập Con đường tơ lụa thế kỷ 21.

Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 8 ngàn tỉ USD cho BRI, theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ). Theo Newsweek, BRI nối Trung Quốc với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Bangladesh,có các tuyến đường biển đến châu Âu thông qua Ấn Độ Dương, kênh đào Suez và Địa Trung Hải.

BRI do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng, gọi đó là “chính sách kết hợp các ý tưởng, quyết định và kế hoạch quân dụng-dân dụng ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế quốc gia và xây dựng hệ thống phòng thủ”.Theo đó, hợp đồng điều hành cảng Haifa về lý thuyết sẽ cho phép quân đội Trung Quốc có thể sử dụng một cơ sở hạ tầng ở Địa Trung Hải.

Theo báo Ynet (Israel), Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải sẽ điều hành cảng Haifa mở rộng từ năm 2021, theo một hợp đồng 25 năm, tức đến năm 2046.

Thỏa thuận giữa Trung Quốc-Israel có thể tác động đến quan hệ giữa Mỹ với quân đội Israel (IDF). Cựu Đô đốc Gary Roughead giải thích: Trung Quốc khi điều hành cảng này sẽ có thể theo dõi chặt các hoạt động của tàu chiến Mỹ, biết được hoạt động bảo trì và có thể có cách tiếp cận các phương tiện ravào cơ sở sửa chữa,Trung Quốc còn có thể thoải mái tiếp cận các thủy thủ Mỹ.

Vị cựu đô đốc giải thích tiếp: “Đáng kể nhất, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng mới của cảng cùng hệ thống tình báo điện tử sẽ gây hại cho an ninh mạng và tin tình báo của Mỹ”.

Cựu Đô đốc Rouhead từng chỉ huy lực lượng tác chiến hải quân Mỹ, ủng hộ sự tăng cường hợp tác Mỹ-Israel nói chung, nhưng việc Trung Quốc điều hành cảng Haifa có nghĩa tàu chiến Mỹ sẽ không thể thường xuyên sử dụng căn cứ hải quân Israel gần cảng Haifa.

Theo báo Times of Israel, cảng Haifa gần một căn cứ hải quân Israel, nơi được cho là “nhà” của lực lượng tàu ngầm chạy bằng hạt nhân của IDF.

Báo Haaretz cũng đưa tin một tập đoàn khác của Trung Quốc đã trúng một hợp đồng xây một cảng mới ở Ashdod (phía nam Israel).

Điều này khiến phe đối lập đòi điều tra về các nguy cơ an ninh quốc gia, từ việc Trung Quốc hiện diện dọc theo vùng duyên hải Israel.

Máy cẩu container ở cảng Haifa - Ảnh: Reuters

Hồi cuối tháng 8, tại một hội nghị về tương lai an ninh hàng hải ở khu vực Đông Địa Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng hạt nhân Israel, ông Shaul Chorev nói cần một cơ chế mới để theo dõi hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Israel.

Vị thiếu tướng quân dự bị IDF và từng là tư lệnh hải quân Israel cũng đã gửi nhiều tài liệu của hội nghị cho Newsweek, trong đó có một sự lo ngại việc công ty Trung Quốc điều hành cảng Haifa“có thể hạn chế hoặc kết thúc sự hợp tác khu vực với hải quân Mỹ, vốn trở nên có giá trị do diễn biến chính trị khu vực Trung Đông”.

Nhưng trong báo cáo đã gửi cho Newsweek, nhóm của tướng Chorev cảnh báo Israel không hề đề cập sự liên quan của an ninh quốc gia trong các bản phân tích đầu tư kinh tế của Trung Quốc, và từ đóIsrael cần có ngay đánh giá các nguy cơ tiềm năng gây hại cho an ninh quốc gia.

Hiện châu Âu không còn là ưu tiên quan tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hải quân Mỹ dần xoay trục từ châu Âu sang vùng vịnh Persic và Trung Đông cùng châu Á, đặc biệt doTrung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.

Có thể nóirằng Trung Quốc đang thách thức thế thượng phong của Mỹ ở châu Âu.

Mathieu Duchatel, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở Hội đồng Đối ngoại châu Âu, nói khi Trung Quốc trở thành một thế lực lớn của thế giới, Bắc Kinh rất cần bảo vệ các quyền lợi và đầu tư ở nước ngoài, dù đó là Biển Đông, Ấn Độ Dương hoặc xa hơn nữa.

Ông Duchatel giải thích: “Hoạt động này không phải xây căn cứ để thách đố ưu thế quân sự của Mỹ. Dù chuyện đó có thể xảy ra trong tương lai, nó sẽ là một cuộc đột phá lớn khỏi chính sách đã có sẵn của Bắc Kinh vốn có truyền thống phản đối việc lập hoạt động quân sự ở nước ngoài”.

Trung Trực (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sử dụng cảng của Israel: Mối đe dọa cho nước Mỹ?