Cư dân ở nhiều thành phố thuộc tỉnh Idlib xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Tổng thống Syria, một động thái bất chấp nguy cơ quân đội sẽ tái chiếm khu vực này bằng vũ lực.

Dân Idlib thách chính phủ Syria tái chiếm bằng vũ lực

Trần Trí | 16/09/2018, 06:45

Cư dân ở nhiều thành phố thuộc tỉnh Idlib xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Tổng thống Syria, một động thái bất chấp nguy cơ quân đội sẽ tái chiếm khu vực này bằng vũ lực.

Theo AP, sau giờ nguyện trưa 14.9, người dân ở thành phố Idlib (thủ phủ tỉnh cùng tên) và các thị trấn xuống đường hò hét chống Tổng thống Bashar Assad, giương cờ 3 màu xanh lục-trắng-đen của quân nổi dậy.

Một giáo sư đại học ở Idlib, nói người biểu tình trương cờ tam tài nhằm phản đối tuyên bố của chính phủ Syria rằng một nhóm trung thành với tổ chức khủng bố Al Qaeda kiểm soát tỉnh Idlib có 3 triệu dân, và 1,5 triệu người Syria bỏ chạy khỏi các chiến trường khác ở Syria, nhiều người nói họ sẽ không trở về các khu vực do chính phủ kiểm soát.

Người biểu tình trương một biểu ngữ viết “Không có giải pháp nào ở Syria ngoại trừ sự sụp đổ của Assad”.Biểu ngữ khác viết: “Quân nổi dậy là hy vọng của chúng ta, Thổ Nhĩ Kỳ là anh em của chúng ta, bọn khủng bố là Bashar, Hezbollah và Nga”.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ quân nổi dậy, trong khi lực lượng vũ trang Hezbollah (ở Lebanon) và Nga là đồng minh của Tổng thống Assad.

Iran, Nga và chế độ Assad đều gọi quân nổi dậy là quân khủng bố kiểm soát Idlib, dọa tái chiếm ổ kháng cự cuối cùng của họ bằng vũ lực. Đầu tuần này, máy bay Nga-Syria ồ ạt không kích vùng Idlib, làm chết hàng chục dân thường và san bằng hai bệnh viện, theo AP.

Nhưng các cuộc không kích giảm hôm 12.9, khi sẽ diễn ra cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 17.9 tới ở thành phố Sochi (Nga).

Ngày 11.9,Tổng thống Thổ Nhĩ KỳErdogan đã cảnh báo việc quân đội Syria đánh quân nổi dậy ở Idlib sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo và rủi ro an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.

Bài viết đăng báo The Wall Street Journal ngày 11.9 của Tổng thống Erdogan cũng nêu cộng đồng quốc tế “cần dồn hết sức nặng phía sau một giải pháp chính trị”, cảnh báo “toàn thế giới sẽ phải trả giá” nếu không hành động: “Tất cả thành viên cộng đồng quốc tế phải chịu trách nhiệm khi khả năng tấn công Idlib đang đè nặng. Hậu quả của sự không hành động sẽ rất lớn. Một cuộc tấn công cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhân đạo và an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại và xa hơn nữa”.

Ngày 14.9, lãnh đạo quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã thị sát vùng biên giới, kiểm tra công tác tăng cường quân binh ở hai tỉnh vùng biên. Thổ Nhĩ Kỳ có 12 chốt quân sự ở Idlib, và có tin hôm 13.9lực lượng tăng viện đã vào Syria để củng cố các chốt này.

Trong khi đó, LHQ nói trong 12 ngày đầu tháng 9, hơn 30.000 người Syria phải di tản trong nước vì những vụ dội bom mãnh liệt. Đa số dòng di tản đến vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã chật kín người ở các trại tị nạn.

Cơ quan điều phối vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA) đã cảnh báo guy cơ thảm sát và thảm họa nhân đạo, liên quan hàng chục ngàn dân thường Syria nếu xảy ra một trận đánh lớn tái chiếm Idlib có thể buộc 800.000 người phải ra đi.

Lãnh đạo OCHA Mark Lowcock cảnh cáo cuộc chiến có thể gây ra thảm họa nhân đạo tệ hại nhất của thế kỷ 21.

Chương trình Lương thực thế giới LHQ nói hằng tháng đã phát thức ăn cho gần 600.000 lượt người tị nạn, cơ quan này đã chuẩn bị xử lý hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho 1 triệu người.

Trung Trực (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Idlib thách chính phủ Syria tái chiếm bằng vũ lực