Trang National Interest giải thích: Trung Quốc sợ Mỹ từ cuộc chiến vùng Vịnh 1991, phải hiện đại hóa quân đội, qua bài viết “What scare China military the 1991 Gulf War”. Một Thế giới xin lược dịch:  

Trung Quốc sợ Mỹ từ khi nào?

Một Thế Giới | 25/11/2014, 04:56

Trang National Interest giải thích: Trung Quốc sợ Mỹ từ cuộc chiến vùng Vịnh 1991, phải hiện đại hóa quân đội, qua bài viết “What scare China military the 1991 Gulf War”. Một Thế giới xin lược dịch:  

Năm 1991, các sĩ quan quân đội TQ đã chứng kiến Mỹ giải tán quân đội Iraq, một lực lượng có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn và kỹ thuật hiện đại hơn Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA).

Mỹ thắng trận với thương vong không đáng kể, xét theo các tiêu chuẩn lịch sử.

Điều đó buộc vài người phải nhìn lại mình. Vào những năm 1980, tốc độ cải cách trong lĩnh vực quân sự không tương tích với sự thay đổi về xã hội và kinh tế TQ.

Dựa theo thành tích nghèo nàn của PLA trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 giữa TQ với Việt Nam, cùng với việc Liên Xô sụp đổ, Bắc Kinh cảm thấy phải có sự thay đổi. Cuộc chiến vùng Vịnh cung cấp một hướng đi cho sự thay đổi ấy.

PLA rút bài học xương máu

Năm 1991, PLA hoàn toàn thiếu kinh nghiệm về chiến tranh hiện đại, sau chiến dịch quân sự “dạy cho Việt Nam một bài học” thảm bại hồi năm 1979.

PLA cũng thiếu tài lực và động cơ chính trị cần thiết để thực hiện một cuộc triển khai quân tầm cỡ lớn vốn cần thiết cho một cuộc chiến tranh hiện đại.

Một vấn nạn lớn là khí tài quân sự.

Năm 1990, mức độ kỹ thuật hiện đại của PLA sa sút tới mức độ thua xa quân đội Iraq. Khi ấy, không quân Iraq có các chiến đấu cơ MiG-23, MiG-25 và MiG-29.

Trong khi đó, không quân PLA (PLAAF) trông cậy vào máy bay do TQ sản xuất “nhái” mẫu MiG-21, cùng các kiểu chiến đấu cơ lạc hậu như MiG-19.

Tương tự, hệ thống phòng không Iraq-vốn bị tổn hại nặng do các làn sóng không kích của Mỹ-ít ra vẫn hiện đại hơn hệ thống phòng không mà TQ đang sở hữu.

Người TQ cũng phát hiện-thông qua việc Iran chiếm xe tăng Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh-rằng xe tăng T-72 của Iraq chẳng là gì so với sức mạnh của bộ binh Mỹ, chứ chưa nói đến xe tăng TQ.  

Dù cuộc chiến vùng Vịnh 1991 không có thủy chiến lớn, không khó để kết luận những vấn nạn trên cũng tác động mạnh đến lĩnh vực hải quân.
Trung Quoc so My
Chiến đấu cơ MiG-21 của không quân PLA 
 Học thuyết quân sự "biển người" phá sản

Trong lịch sử, sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng luôn khác nhau. Trong cuộc nội chiến Trung Hoa và chiến tranh Triều Tiên, PLA ỷ đông quân và  đạt hiệu quả chiến thuật để đánh bại đối thủ có kỹ thuật hiện đại hơn.

Về lịch sử, PLA hy vọng việc lợi thế đông quân sẽ giúp ích cả với khi chống lại một siêu cường.

Nhưng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã cắt ưu thế đông quân của Iraq như một con dao nóng cắt xuống miếng bơ. Iraq đã cho thấy-ít ra về chiến tranh quy ước-sự cân bằng đã nghiêng hẳn về phía kỹ thuật hiện đại, chứ không nghiêng về thế đông quân.

Những bài học này đã giúp PLA định hướng hiện đại hóa quân đội, nhất là với không quân và hải quân:

TQ lập tức thay mới công nghệ quân sự, chủ yếu là mua phần cứng hiện đại của Liên Xô. Vì kẹt tiền, Nga sốt ruột đồng ý những thỏa thuận mà không quan tâm nhiều đến hậu quả của việc chuyển giao công nghệ.

TQ cũng nỗ lực đạt được công nghệ ứng dụng quân sự của châu Âu, nhưng sự cấm vận từ sự kiện Quảng trường Thiên An Môn đã cản trở nỗ lực này.

Cuối cùng, TQ tăng cường hiện đại hóa khâu nghiên cứu-phát triển công nghệ quân sự riêng.

Cùng những thay đổi công nghệ là các thay đổi học thuyết quân sự. PLA bắt đầu chú trọng sức mạnh không quân hơn là sức mạnh bộ binh, và đặc biệt tìm hiểu khả năng tấn công chính xác từ xa.  

Về lịch sử, PLA chưa bao giờ có cơ hội thực hiện một vụ tấn công lớn vào hậu cứ địch, kết hợp với mô hình chiến tranh du kích.

Vì thế, PLA thiếu cả kinh nghiệm tiến hành chiến tranh “thọc sâu”, trong đó việc khai thác những cuộc đột phá giúp lực lượng tiên phong bọc thép có khả năng phá rối khâu hậu cần và chỉ huy của địch.

Trong khi cuộc chiến vùng Vịnh 1991 không thể hiện cú đánh “thọc sâu” có thể thắng chiến tranh hiện đại một cách quyết định, nhưng chắc chắn nó chứng tỏ các cuộc không kích chính xác tầm xa có thể hủy diệt hoạt động của địch, thậm chí bào mòn lực lượng địch.
Còn phải chờ thực tế xác minh

PLA lập tức phát triển khả năng của họ trong lĩnh vực này: hải quân PLA (PLAN) và PLAAF nâng tầm quan trọng tương đương bộ binh PLA, và hai lực lượng này bắt đầu tập trung vào những loại khí tài cung cấp cơ hội tấn công tầm xa. Họ cũng nhắm đến một số ít hệ thống công nghệ hiện đại hơn.

Riêng Lực lượng pháo binh số 2 đổi trọng tâm từ tên lửa ngăn chặn hạt nhân sang tấn công chính xác tầm xa, với các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Cả 3 lực lượng trên cũng tiến hành những cuộc phối hợp, vốn tập trung vào việc phát triển quy trình chỉ huy, kiểm soát, liên lạc vốn cho phép sự điều phối sử dụng sức mạnh quân sự hiệu quả.

Tuy nhiên, khó mà đánh giá được mức độ thành công của những kế hoạch này, do PLA thiếu trải nghiệm chiến tranh.

Các nhà nghiên cứu khi nhìn lại Cuộc chiến vùng Vịnh đã kết luận: dù tác động của chủ trương “đánh phủ đầu” thế nào chăng nữa, việc thắng nhanh quân đội Iraq là nhờ thế thượng phong về chiến tranh quy ước của liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Quân Mỹ-Anh đều có ưu thế kỹ thuật, nhưng họ cũng được huấn luyện tốt hơn quân Iraq vốn chỉ có kinh nghiệm cuộc chiến Iraq-Iran.

Không kích đã mở màn cho liên quân thắng Iraq, nhưng liên quân cũng cần thực hiện một cuộc điều phối chiến tranh quy ước để giành chiến thắng.  

Cuộc chiến vùng Vịnh giúp quân đội TQ và các nhà lập chính sách có một ví dụ rành mạch về như thế nào là một cuộc chiến hiện đại, và cho vài bài học về cách đánh như thế nào (và cách không đánh như thế nào) trong tương lai.

PLA đã trở nên một lực lượng hiện đại hơn so với năm 1991. Nhưng vẫn cần phải chờ xem liệu tất cả các mảnh ghép quân của họ có đạt hiệu quả hay không khi họ vào trận thật sự….
Trung Quoc so My
Trung Quốc sợ Mỹ, còn phải chờ xác minh khả năng quân sự thực tế   
 + Về tác giả: 
Ông Robert Farley là giáo sư trợ giảng của Trường Ngoại giao và Ngoại thương Patterson (Mỹ). Ông nghiên cứu về học thuyết quân sự, an ninh quốc gia và các vấn đề biển. Ông tham gia viết bài trên các trang blog Lawyers, Guns and Money và Information Dissemination cùng The Diplomat. 
Mai Hà (lược dịch từ National Interest) 
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sợ Mỹ từ khi nào?