6 kế sách của Mỹ với Biển Đông nhằm vô hiệu hóa Trung Quốc (TQ)  một cách tiết kiệm về nguồn lực và thời gian vừa được  tác giả Robert Haddick nêu ra trên Tạp chí The National Interest. Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của ông. 

6 kế sách của Mỹ nhằm vô hiệu hóa Trung Quốc ở Biển Đông

Một Thế Giới | 25/11/2014, 04:46

6 kế sách của Mỹ với Biển Đông nhằm vô hiệu hóa Trung Quốc (TQ)  một cách tiết kiệm về nguồn lực và thời gian vừa được  tác giả Robert Haddick nêu ra trên Tạp chí The National Interest. Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của ông. 

Kể từ năm 2008, những quốc gia Đông Nam Á (ĐNÁ) đã chứng kiến những hành động ngày càng hung hăng của lực lượng Hải quân, Hải giám và các tàu chiến TQ tại vùng các vùng biển đang tranh chấp.
Cùng lúc đó, quan chức TQ mạnh miệng tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ đối với các vùng biển này.
Những xung đột gần đây gắn liền với những tuyên bố gây tranh cãi của TQ và việc TQ đưa dàn khoan khổng lồ của TQ tiến sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
TQ có những hành động khác làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực.
Các lực lượng bán quân sự và quân sự của TQ cũng hiện diện tại nhiều khu vực đang tranh chấp trên BIển Đông như Bãi cạn Scarborough,đảo Điếu Ngư, Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa cùng với những biểu hiện gây hấn của TQ với lực lượng thủy quân và không lực Hoa Kỳ.
Chiến thuật "cắt lát salami" là chiến thuật mà TQ áp dụng để dần "gặm nhấm" lãnh thổ của những nước láng giềng.
Với chiến thuật này, TQ ngang nhiên thách thức chủ quyền của các quốc gia láng giềng.
Thực tế là tiềm lực quân sự của những quốc này không thể so bì với Trung Quốc .
Chính vì điều này, sách lược "mưa dầm thấm đất" tỏ ra phục vụ đắc lực cho những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của TQ.
My voi Bien Dong
Tàu TQ phun vòi rồng vào Tàu Việt Nam  
Vì rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Đông Nam Á, nên Mỹ chịu áp lực phải có những hàng động để điều chỉnh lại "đường lưỡi bò" của TQ.
Đồng thời, Mỹ đối diện với rủi ro phải tham gia vào việc giải quyết những bất đồng về chủ quyền tại những hòn đảo hoang vu chỉ toàn là các bãi đá và không có hề có dân cư.
Vấn đề là Mỹ và những quốc gia bè bạn trong khu vực đang tỏ ra lúng túng, chưa biết phải đối phó với TQ như thế nào.
Rất may, một số người hàng xóm nhỏ của TQ có những hành động rất thực tế để phản kháng lại ý đồ "cắt lát salami" của TQ.
Họ tăng cường năng lực của Hải quân, đặc biệt là lực lượng bán quân sự.
Họ cũng tăng cường phối hợp tác chiến với láng giềng nhỏ ở ĐNÁ để phát huy tối đa những nguồn lực còn hạn chế để nâng cao sức đề kháng trước áp lực từ phía TQ với những biện pháp chính trị, pháp lý và kể cả bằng những lập luận về chính nghĩa chính trị.
Mỹ phải nhập cuộc chơi một cách hết mình để giành sự tin tưởng của các quốc gia trong khu vực .
6 kế sách của Mỹ với Biển Đông
Với sự trợ giúp của Mỹ, các quốc gia trong khu vực có thể vô hiệu hóa chính sách bành trướng của Bắc Kinh theo 6 phương sách sau:
1. Phân tán sự hiện diện của các tàu TQ, (không phải là tàu đánh cá) ở Biển Đông
Các chính phủ nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá như một biện pháp ưu tiên để gìn giữ an ninh quốc gia.
Đây là đối sách trước sự hiện diện của các thường dân TQ tại vùng biển có tranh chấp.
Biện pháp này giúp các quốc gia không để mặc cho người hàng xóm TQ muốn làm gì thì làm trên phần lãnh hải của họ.
My voi Bien Dong
TQ đưa dàn khoan 981 vào sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
 gây bức xúc dư luận 
2. Có chính sách và ngân sách thích hợp
Chính phủ các nước cần phải soạn thảo chính sách và chi ngân ngân sách nhằm nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ pháp luật trên biển, đồng thời nâng cao năng lực và sự hiện diện của lực lượng Hải giám.
Để đuổi kịp TQ, các nước cần đầu tư vào cả hai loại tàu: tàu phi quân sự (tàu trắng) và tàu quân sự (tàu xám).
Trong một tầm nhìn trung hạn, TQ ngày càng bỏ xa các quốc gia láng giềng về năng lực chiến đấu trên biển.
Tuy nhiên, những câu chuyện về thường dân và tàu đánh cá bị các tầu tuần duyên hay tàu cảnh sát biển TQ ức hiếp có thể thu hút sự cảm thông của dư luận quốc tế đối với các quốc gia bé nhỏ ở TQ.
Dư luận thế giới và các chiến dịch truyền thông toàn cầu tỏ ra bênh vực các quốc gia nhỏ.
Đặc biệt khi mà các quốc gia này lấy lực lượng phi quân sự, chứ không phải các tàu chiến để chống chọi với TQ.
3. Có mạng lưới chia sẻ thông tin và chương trình huấn luyện đa phương
Mỹ và các quốc gia đồng minh và các đối tác cần tăng cường hợp tác trong vấn đề chia sẻ thông tin, trao đổi viên chức, và các hoạt động huấn luyện đa phương.
Với mạng lưới này, các bên có thể trao đổi thông tin, tình hình địa phương, trao đổi kinh nghiệm tác chiến, và các bài tập kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn.
Đây là những biện pháp ít tốn kém nhất nhằm năng cao năng lực của lực lượng Hải quân các nước, đem lại những lợi ích đáng kể cho tất cả các thành viên.
Những quốc gia thành viên của hệ thống đối tác cần mở rộng chương trình trao đổi sĩ quan, tổ chức các cuộc họp và các khóa huấn luyện nhằm tận dụng được lợi ích từ việc chia sẻ thông tin.
4. Có hệ thống chia sẻ thông tin tình báo
Kế sách tiếp theo là Xây dựng hệ thống chia sẻ tin tức tình báo giữa Mỹ, các quốc gia đồng minh và các đối tác của Mỹ.
Sách lược này nhằm để tất cả những quốc gia hợp tác với nhau có quan điểm nhất quán về sách lược đấu tranh chống sự bành trướng của TQ ở Biển Đông.
Nhờ vào sự nhất quán này mà các bên tham gia có thể đáp trả trước những hành động gây hấn một cách hữu hiệu nhất trong vấn đề điều động các nguồn lực.
Tổng hành dinh lực lượng Hải quân và tình báo các nước cần cử người của mình tham dự các cuộc gặp để thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin.
Bước tiếp theo là huấn luyện nhân sự để tham gia vào việc duy trì hệ thống đó.
5. Có các quy trình ứng phó với các cuộc khủng hoảng
Các quy trình này do các nhà hoạch định chính sách tham gia soạn thảo.
Mục đich của sáng kiến này là giúp các thành viên và đối tác của hệ thống chia sẻ thông tin dự báo khủng hoảng và chuẩn bị các biện pháp ứng phó.
Việc chuẩn bị sẵn những phương sách đối phó với các khủng hoảng tiềm tàng từ thiên tai đến các xung đột địa chính trị sẽ giúp cho quy trình quản lý khủng hoảng trở nên thông suốt và hiệu quả hơn.
Điều này cũng nhằm ngăn chặn các thể lực thù địch dựa vào khủng hoảng để trục lợi.
My voi Bien Dong
Mỹ với Biển Đông: Mỹ và Philippines tập trận chung trên Biển Đông - Ảnh AP 
6. Thu nạp thêm đồng minh
Việc thu nạp thêm các thành viên vào mạng lưới này sẽ làm tăng thêm nguồn lực và sự hiểu biết, đồng thời, tăng cường tính pháp lý và tính chính nghĩa của các bên tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Để có thể thực hiện được sách lược gia cố sức mạnh các lực lượng Hải quân, chính phủ của các bên cần cam kết sử dụng các nguồn tài lực và nhân lực quý giá đang còn rất thiếu thốn của họ.
Trong khi đó, nếu đầu tư vào lực lượng phi quân sự trước tiên, thì họ hầu như sẽ tránh được các tranh cãi có thể phát sinh.
Đây cũng là biện pháp tiết kiệm thời gian và chi phí hòng tăng cường sự hiện diện của các nước tại các vùng biển có tranh chấp với TQ.
Mỹ có một lợi ích to lớn trong việc đối phó với chiến thuật "cắt lát salami" mà Trung Quốc đang thực hiên ở vùng biển ĐNÁ.
Tất nhiên, các quốc gia láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc cần có mặt ở tiền tuyến trên biển.
Họ có thể mặt đối mặt với Trung Quốc khi họ có đủ sự tự tin.
My voi Bien Dong
Các quốc gia ASEAN  cần hợp tác với nhau để ngăn chặn âm mưu bành trướng của TQ ở Biển Đông
Với những kế sách tiết kiệm về nguồn lực và thời gian nêu trên, Mỹ có thể giúp đỡ những người bạn của mình tăng cường năng lực hải quân với mục đích cuối cùng là chấm dứt những xung đột và giữ gìn sự ổn định trong khu vực.
Tác giả Robert Haddick là một nhà thầu quân sự của Lực lượng Tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ SOCOM. Bài báo này thể hiện quan điểm riêng của ông.
Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng nói về sự trỗi dậy của thế lực quân sự TQ và chiến lược của Mỹ ở Đông Á có tựa đề"“Lửa trên nước: TQ, Mỹ và tương lai của Thái Bình Dương” do nhà xuất bản Naval Institute Press phát hành ở Mỹ .
Nguyễn Thị Quỳnh Như
(dịch từ The National Interest)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 kế sách của Mỹ nhằm vô hiệu hóa Trung Quốc ở Biển Đông