Nếu doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện nhiễm vi rút SARS-CoV-2, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 1-2 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo.

Trung Quốc siết chặt kiểm tra online, hàng Việt xuất khẩu cần thận trọng

Tuyết Nhung | 28/07/2022, 13:24

Nếu doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện nhiễm vi rút SARS-CoV-2, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 1-2 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) mới đây đã có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc về việc quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu.

20220722162437573trung-quoc-se-kiem-tra-truc-tuyen-cac-lo-hang-neu-1597-1.png
Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến các lô hàng nếu phát hiện vi rút COVID-19

Thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, NAFIQAD đã nhận được thông báo số 58.2022 ngày 8.7 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 8.7 và thay thế thông báo số 103.2020.

Theo NAFIQAD, tại buổi họp trực tuyến với Cục An toàn thực phẩm Xuất nhập khẩu (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc) vào ngày 20.7, đại diện phía Trung Quốc đã giải thích cụ thể hơn về các biện pháp sẽ áp dụng trong trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu dương tính với COVID-19.

Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Trung Quốc) còn cho biết thêm, khi cơ quan thẩm quyền nước này kiểm tra doanh nghiệp có lô hàng bị nhiễm phát hiện các vấn đề còn tồn tại thì sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO, WHO và hướng dẫn của Trung Quốc nhằm hạn chế tối đa khả năng lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện vi rút SARS-CoV-2.

Trường hợp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện vi rút COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp,...) để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến theo đúng thời hạn yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện vi rút SARS-CoV-2, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 1-2 tuần kể từ ngày có thông báo cảnh báo. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí kiểm tra theo thời hạn trên sẽ bị xem xét dừng thông quan lô hàng nhập khẩu và hủy tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trước tình hình trên, để phòng ngừa những rủi ro cho các lô hàng thủy sản trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và đáp ứng yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc, VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản hội viên cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống COVID-19 tại nhà máy. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan theo yêu cầu kiểm tra trực tuyến của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Theo VASEP, dịch COVID-19 bùng phát mạnh và thái độ kiên định với chính sách "Zero COVID" của chính quyền Trung Quốc khiến cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc khi nhiều cảng nhập khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra COVID-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thủy sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đang gia tăng, thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc tiếp tục bị chi phối bởi dịch COVID-19 khiến nhập khẩu thủy sản bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, loại thủy sản phổ biến là tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình (nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19). Các loài thủy sản nhập khẩu mà người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích và có khối lượng nhập khẩu lớn là tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4,7 tỉ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng tôm với hơn 1,8 tỉ USD (tăng hơn 41%); cá tra đạt hơn 1,2 tỉ USD (tăng gần 90%); cá ngừ hơn 462 triệu USD (tăng hơn 58%).

Dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2022 sẽ đạt 10 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỉ USD; cá tra 2,5-2,6 tỉ USD; cá ngừ gần 1 tỉ USD; mực, bạch tuộc khoảng 650 triệu USD; còn lại các hải sản khác khoảng 1,6 tỉ USD.

Bài liên quan
Các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất
Các nhà khoa học lo ngại rằng các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B từ vụ phóng gần đây của Trung Quốc sẽ rơi trở lại Trái đất tại một địa điểm chưa thể xác định.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc siết chặt kiểm tra online, hàng Việt xuất khẩu cần thận trọng