Theo ghi nhận từ các quan chức Philippines, Trung Quốc đã phái một tàu nạo vét đến khu vực xung quanh đá Vành Khăn, thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông).

Trung Quốc phái tàu đến nạo vét Biển Đông

Một Thế Giới | 06/02/2015, 06:16

Theo ghi nhận từ các quan chức Philippines, Trung Quốc đã phái một tàu nạo vét đến khu vực xung quanh đá Vành Khăn, thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông).

Tàu Trung Quốc đã được phát hiện ở vùng biển phía đông quần đảo Trường Sa và cách khoảng 135 km đảo Palawan của Philippines, chỉ huy lực lượng quân đội phía Tây, Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez cho biết hôm 5.02.

Tuy nhiên, ông không thể xác định được thời điểm tàu Trung Quốc bắt đầu công việc nạo vét, hay mức độ cải tạo cụ thể mà Bắc Kinh yêu cầu quân đội nước này thực hiện trái phép trên vùng biển nói trên.

“Chúng tôi không rõ những gì Bắc Kinh định thực hiện tại Vành Khăn. Nhưng nhiều cải tạo trái phép đã được Trung Quốc tiến hành tại khu vực này, bất chấp phản đối từ phía Việt Nam và Philippines,” ông nói.

Sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo Trường Sa đã cho thấy, âm mưu độc chiếm và gây hấn với các nước láng giềng. Ngoài ra, hoạt động bất hợp pháp từ phía Bắc Kinh còn nhằm mở rộng căn cứ và khu vực kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

 Trung Quốc chiếm đoạt trái phép đá Vành Khăn năm 1995, và gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía Việt Nam, cùng Philippines. Bắc Kinh sau đó cho xây dựng một số cơ sở nhỏ trên đá với kế hoạch chiếm đóng lâu dài, và gọi là nơi trú ẩn cho ngư dân trong mùa mưa.

Tuy nhiên, Trung Quốc nhanh chóng lộ rõ tham vọng của mình khi biến Vành Khăn thành một căn cứ đồn trú cho quân đội, và triển khai nhiều tàu khu trục và tàu bảo vệ bờ biển tại đây.

Bắc Kinh cũng được cho là đang tiến hành xây dựng căn cứ trên Đá Chữ Thập, một đá khác thuộc quần đảo Trường Sa. Nước này đã cố tình bỏ qua sự phản đối từ các quốc gia tranh chấp để xây dựng sân bay đầu tiên tại Biển Đông, trên Chữ Thập.

Ngoài ra, công việc cải tạo cũng được Trung Quốc bắt đầu một cách bất hợp pháp trên 6 rạn san hô khác trong quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp 5 lần.

Năm trước, Việt Nam và Philippines đã kịch liệt phản đối việc giàn khoan Trung Quốc vi phạm những cam kết chính thức giữa các quốc gia, được ký vào năm 2002. Thỏa thuận này nghiêm cấm các nước chiếm giữ xây dựng đơn vị đồn trú trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • >> Cảnh sát Nga bố ráp quán người Việt bán thịt hổ, báo
  • >> Tiểu đoàn trừng giới Ukraine cũng chặt đầu tù binh như IS

Hàn Giang ( theo Reuters )

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc phái tàu đến nạo vét Biển Đông