Ngoài sự lây lan của đại dịch COVID-19, năm 2021 còn là một năm diễn ra nhiều vấn đề nóng tại Trung Quốc.

Trung Quốc năm 2021: Gắt gao quản lý đạo đức, phong cách nghệ sĩ

Đan Thuỳ | 27/12/2021, 12:35

Ngoài sự lây lan của đại dịch COVID-19, năm 2021 còn là một năm diễn ra nhiều vấn đề nóng tại Trung Quốc.

Nghệ sĩ nổi tiếng bị phong sát, "làm sạch" văn hóa người hâm mộ

Mùa hè năm 2021 là một mùa hè khắc nghiệt đối với những người hâm mộ và những ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc.

Vào ngày 18.8, Kris Wu (Ngô Diệc Phàm), một nam diễn viên kiêm ca sĩ người Canada gốc Hoa, từng là thành viên của nhóm nhạc K-Pop nổi tiếng Exo, đã bị bắt và bị buộc tội tấn công tình dục. Vài ngày sau, nữ diễn viên trẻ Trung Quốc Trịnh Sảng bị phạt 299 triệu USD vì tội trốn thuế. Vào cuối tháng 8, Triệu Vy - một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990 - đã biến mất. Chỉ qua một đêm, các tài khoản mạng xã hội, các trang web dành cho người hâm mộ cũng như các bộ phim và chương trình truyền hình của cô đều biến mất không dấu vết.

ndp-01ymgy-16387918677071402431209-1638955953110947563148.jpeg
Nam diễn viên kiêm ca sĩ Ngô Diệc Phàm - Ảnh: Internet

Năm 2021, không chỉ là năm tệ hại những nghệ sĩ giải trí mà những người người làm nghề Livestream cũng "chung số phận". Ví dụ, Viya, "nữ hoàng livestream" của Trung Quốc, bị cáo buộc che giấu thu nhập cá nhân và phải nộp phạt khoảng 210 triệu USD.

Giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường quy định quản lý thuế trong lĩnh vực văn hóa và giải trí để tạo môi trường thu thuế công bằng hơn.

trung-quoc-phat-nu-hoang-ban-hang-truc-tuyen-viya-210-trieu-usd-vi-tron-thue-104628143.jpeg
Viya, "nữ hoàng livestream" của Trung Quốc - Ảnh: Internet

Không chỉ có vậy, những người hâm mộ cũng bị kiểm soát gắt gao vì nền văn hóa sùng bái thần tượng quá mức và hỗn loạn.

Vào tháng 8, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc đã ban hành 10 quy tắc để “làm sạch” văn hóa người hâm mộ, bao gồm các biện pháp như kiểm duyệt các nhóm người hâm mộ phổ biến “thông tin có hại” và đóng cửa các kênh thảo luận lan truyền các vụ bê bối của người nổi tiếng hoặc “gây rắc rối”.

Cơ quan này cũng cấm các chương trình tạp kỹ tính phí người hâm mộ bỏ phiếu cho các hành vi yêu thích của họ trong các chương trình cạnh tranh trực tuyến và đã kêu gọi chống lại việc lôi kéo cư dân mạng mua hàng hóa của người nổi tiếng.

Gắt gao quản lý đạo đức, phong cách nghệ sĩ

Ngày 2.9, Tổng cục Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc - Quảng Điện (NRTA) đã ra văn bản thông báo mới nhằm tăng cường quản lý nghệ sĩ, chấn chỉnh những nội dung thiếu lành mạnh trong giới giải trí Trung Quốc.

Trong đó, đáng chú ý, Quảng Điện nhấn mạnh, cần kiểm soát chặt chẽ việc tuyển chọn diễn viên, khách mời và kiên quyết chấm dứt những nội dung có tính chất "quái dị" về thị hiếu, như phong cách trang điểm đậm, ẻo lả, yểu điệu của các nam nghệ sĩ trên truyền hình.

anh-chup-man-hinh-2021-12-27-luc-10.20.11.png
Chính quyền Trung Quốc đã đẩy lùi hình ảnh người đàn ông có vẻ ngoài ẻo lả - Ảnh: Getty Images

Các cơ quan quản lý nghệ thuật Trung Quốc cho rằng đây là xu hướng thiếu chuẩn mực, “thẩm mỹ lệch lạc”, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thế hệ trẻ. Vì vậy, các nghệ sĩ nam có phong cách này sẽ không được xuất hiện trên truyền hình.

Trước loạt quy định mới mà cơ quan chức năng Trung Quốc đưa ra, trên Weibo đã nổ ra cuộc thảo luận sôi nổi. Đa phần cộng đồng mạng ủng hộ, cho rằng đây là việc làm đúng đắn, nhằm chấn chỉnh một bộ phận nghệ sĩ "thoái hóa", "biến chất".

Chống lại bạo lực trên cơ sở giới

Vấn đề bạo lực gia đình từ lâu đã trở nên nhức nhối tại Trung Quốc và năm 2021 đã có ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc đã mạnh mẽ nói lên tiếng nói của mình.

Những vụ án nổi tiếng, chẳng hạn như vụ một người phụ bị sát hại khi chạy bộ vào buổi sáng và vụ vlogger nổi tiếng Lhamo bị chồng thiêu chết đã khiến nhận thức trong cộng đồng về bạo lực đối với phụ nữ tại Trung Quốc ít nhiều thay đổi.

Bạo lực giới vẫn tiếp tục diễn ra khá thường xuyên trong năm 2021, dẫn đến việc ngày càng có nhiều tiếng nói thúc đẩy sự không khoan nhượng với bạo lực gia đình.

anh-chup-man-hinh-2021-12-27-luc-10.24.45.png
Vụ sát hại Lhamo đã làm dấy lên vấn nạn bạo lực gia đình ở Trung Quốc - Ảnh: Douyin

Ở Trung Quốc, có khoảng 157.000 phụ nữ tự tử mỗi năm. Trong một nghiên cứu năm 2016 của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc, khoảng 60% các trường hợp có liên quan đến bạo lực gia đình.

Và cũng trong năm đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra luật bạo lực gia đình cho phép nạn nhân có được quyền bảo vệ chống lại những kẻ bạo hành họ.

Thật không may, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bạo lực trên cơ sở giới trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc.

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc năm 2021: Gắt gao quản lý đạo đức, phong cách nghệ sĩ