Reuters ngày 14.5 đưa tin từ năm 2022, Trung Quốc sẽ giao cho khách mua chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc chú trọng phô trương cơ bắp ở những vùng tranh chấp như Biển Đông.

Trung Quốc khoe thủy phi cơ Côn Long AG600

15/05/2018, 06:36

Reuters ngày 14.5 đưa tin từ năm 2022, Trung Quốc sẽ giao cho khách mua chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc chú trọng phô trương cơ bắp ở những vùng tranh chấp như Biển Đông.

Chiếc AG600 chạy thử nghiệm trên đường băng - Ảnh: SCMP

Chiếc AG600 là chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) tự đóng, sau gần 8 năm nghiên cứu-thiết kế để có thể giám sát biển, cứu hộ trên biển và chống cháy rừng.

Chiếc AG600 đã bay thử lần đầu tiên hồi tháng 12.2017, từ cơ sở nghiên cứu ở thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông, gần Biển Đông) và ông Huang Lingcai, thiết kế trưởng của AVIC nói sẽ còn nhiều chuyến bay nữa vào cuối năm 2018. Đây sẽ là một chuyến bay không cần tiếp nhiên liệu giữa trời, từ Hải Nam (Trung Quốc) đến một khu vực gần Malaysia.

Chiếc AG600 có tổ bay 3 người và có thể chở 50 người trong các tìm kiếm-cứu hộ trên biển, hút được 12 tấn nước chỉ trong vòng 20 giây trước khi thực hiện các chuyến bay chống cháy rừng.

Chiếc AG600 có trọng lượng cất cánh tối đa 53.5 tấn, có chiều dài 37m, sải cánh 38,8m và kích cỡ gần bằng máy bay Boeing 737, gồm 4 động cơ phản lực và tầm bay tối đa 4.500 km, được thiết kế để có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt biển có mức sóng 2 mét.

Theo Tân Hoa Xã, ông Huang cho biết: hy vọng cơ quan dân sự hàng không sẽ cấp bằng chứng nhận cho chiếc từ năm 2021 và qua năm 2022 sẽ giao cho khách mua.

AVIC đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất 17 chiếc AG600 từ các cơ quan chính quyền và các công ty Trung Quốc. Nhưng giá bán chiếc thủy phi cơ này hiện chưa được tiết lộ.

Thủy phi cơ AG600 ở cơ sở nghiên cứu của AVIC - Ảnh: Sputnik

Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi một kế hoạch tham vọng: nâng cấp quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng đẳng cấp thế giới vào năm 2050.

Kế hoạch này chú trọng phát triển công nghệ quân sự mới, đầu tư vào chiến đấu cơ tàng hình, tàu sân bay và tên lửa chống vệ tinh, vào lúc Trung Quốc tăng cường hiện diện trên Biển Đông và quanh đảo Đài Loan.

Vài tháng qua, hải quân Trung Quốc phô trương thanh thế rầm rộ, với các tàu chiến mới hoạt động thật xa bờ cõi, trong khi chiếc tàu sân bay Liêu Ninh giữ vai trò tàu huấn luyện, đã đi quanh đảo Đài Loan để thị uy hoặc diễn tập ở Biển Đông.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khoe thủy phi cơ Côn Long AG600