Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm Chủ nhật 14.3 đã kêu gọi chính quyền sở tại trừng phạt người biểu tình cướp phá nhà máy do Trung Quốc đầu tư.

Trung Quốc kêu gọi Myanmar trừng phạt nặng người biểu tình đốt phá nhà máy

A.T | 15/03/2021, 08:36

Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm Chủ nhật 14.3 đã kêu gọi chính quyền sở tại trừng phạt người biểu tình cướp phá nhà máy do Trung Quốc đầu tư.

Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc, các công ty bị tấn công nằm trong Khu công nghiệp Shwe Lin Ban, Thị trấn Hlaing Thar Yar. Hầu hết là các nhà máy sản xuất quần áo.

Hai nhà máy bị thiệt hại nặng là Huanqiu và Meijie. Bên cạnh đó, ít nhất 10 nhà máy khác có vốn đầu tư của Trung Quốc đã bị đập phá hoặc phóng hỏa hôm Chủ nhật.

Theo Hoàn cầu, khoảng 20-30 người đi xe máy với gậy sắt, rìu và xăng đã xông vào các nhà máy nằm ở Khu công nghiệp Shwe Lin Ban, thị trấn Hlaing Thar Yar. Một chủ sản xuất cho biết nhóm người này đã đập phá các nhà máy và đổ xăng vào cổng và nhà kho rồi đốt.

Lu Tong, một công dân Trung Quốc sống gần khu công nghiệp, nói rằng một khách sạn Trung Quốc cũng bị đập phá. Từ nơi cư trú, anh có thể nhìn thấy khói dày đặc bốc ra từ khu công nghiệp và nghe thấy tiếng súng nổ.

Đại sứ quán đã liên hệ với các công ty bị ảnh hưởng và yêu cầu cảnh sát địa phương hành động để đảm bảo an toàn cho các công ty và nhân viên Trung Quốc. Họ cũng phát ra cảnh báo an toàn cho các công ty và công dân Trung Quốc tại Myanmar.

Đại sứ quán cho biết, đầu tư của Trung Quốc vào ngành dệt may ở Myanmar đã tạo ra gần 400.000 việc làm cho Myanmar và hành vi như vậy cũng sẽ gây tổn hại đến lợi ích của người dân Myanmar.

Theo Hoàn cầu, những người bị nghi ngờ đốt phá có thể là những người dân địa phương bài Hoa, những người đã bị kích động bởi một số lực lượng chống Trung Quốc từ phương Tây, các tổ chức phi chính phủ và cẩ những người ly khai Hồng Kông.

Đi xa hơn, Hoàn cầu dẫn lời chuyên gia mà họ phỏng vấn cho rằng “một số thế lực thù địch - cả trong và ngoài Myanmar - đang cố tình tận dụng cơ hội này để tung tin đồn chống lại Trung Quốc và gây thù hận nhằm tạo khoảng cách giữa Myanmar với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar, để kiềm chế Trung Quốc và làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc kêu gọi Myanmar trừng phạt nặng người biểu tình đốt phá nhà máy