Chủ tịch Tập Cận Bình vừa phải lên tiếng bảo vệ kế hoạch Vành đai và Con đường (BRI), rằng nó không nhằm tạo ra một “câu lạc bộ” Trung Quốc, vào lúc các nước đối tác lo ngại bị sập vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Trung Quốc đối phó mối lo ngại ‘bẫy nợ’ từ BRI

Trần Trí | 28/08/2018, 18:56

Chủ tịch Tập Cận Bình vừa phải lên tiếng bảo vệ kế hoạch Vành đai và Con đường (BRI), rằng nó không nhằm tạo ra một “câu lạc bộ” Trung Quốc, vào lúc các nước đối tác lo ngại bị sập vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 28.8, tại một hội thảo nhân kỷ niệm 5 năm ngày phát động BRI, ông Tập khẳng định BRI là một sáng kiến hợp tác kinh tế, không phải là một liên minh địa-chính trị hoặc quân sự: “Đó là một tiến trình mở và toàn diện, không nhằm tạo ra những nhóm độc quyền hoặc một câu lạc bộ Trung Quốc”.

(BRI) nhằm xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng và tuyến đường thương mại trải xuyên châu Á, châu Phi, châu Âu và thậm chí đến Nam Mỹ.

Ông Tập nói: trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư hơn 60 tỉ USD vào các nước trục đường, và khối lượng thương mại giữa Trung Quốc với các nước đã đạt 5 ngàn tỉ Nhân dân tệ (734, 29 tỉ USD) và tạo ra 200.000 lượt việc làm ở các nước nhận nguồn đầu tư của Trung Quốc.

Lãnh đạo Trung Quốc nói kế hoạch tổng thể đã được hoàn thành, nay Bắc Kinh cần bàn chi tiết và xây dựng hệ thống thực hiện BRI, chú trọng đến các dự án chất lượng cao.

Ông Tập cũng kêu gọi tăng nỗ lực để đạt đến “cân bằng thương mại” với các nước dọc theo Con đường tơ lụa mới này, đồng thời tăng cường các nỗ lực đề phòng những rủi ro.

Ông tuyên bố: “Chúng ta cần chú ý đến việc cung cấp năng lượng trong mùa đông, ưu tiên các nhu cầu của phía tham gia và chỉnh sửa các dự án sẽ đem lại lợi ích cho người dân địa phương”.

Các nhà phân tích nói những phát biểu của ông Tập chỉ ra việc Bắc Kinh đang phải chỉnh sửa giọng điệu và chiến lược, để giải quyết những lo ngại về tham vọng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc, cùng sự sợ hãi “sập vào chính sách ngoại giao bẫy nợ” của các nước ký tham gia BRI.

Tuyên bố của ông Tập tiếp sau chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy một dự án đường sắt cao tốc (do Trung Quốc chi tiền) ngay trước khi ông rời Trung Quốc về nước hôm 21.8.

Sự thay đổi người lãnh đạo ở Pakistan cũng được xem là có tiềm năng nước này rút khỏi thỏa thuận về Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), một dự án nhiều tỉ USD thuộc BRI.

Giáo sư Bàng Trung Anh, một chuyên gia đối ngoại thuộc Đại học Hải Dương (Trung Quốc) nói Bắc Kinh đang tìm cách xử lý những mối lo ngại của toàn cầurằng Bắc Kinh sử dụng BRI để tranh giành tầm ảnh hưởng chính trị.

Giáo sư Bàng nói: “Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức khổng lồ, từ những phản ứng của cộng đồng quốc tế. Phát biểu của ông Tập cho thấy lãnh đạo đã có điều chỉnh trước những diễn biến này, và cố gắng giảm hạ các quan điểm”.

Vị học giả còn nói: cuộc chiến thương mại với Mỹ, các sự lo ngại về BRI ở vài quốc gia quan trọng-như Malaysia, Pakistan- cũng thúc đẩy Trung Quốc phải chỉnh sửa cách thực hiện BRI.

Giáo sư Moon Heung-ho ở Đại học Hanyang (ở Seoul, Hàn Quốc) nói các nước khác vẫn ngán ngại sự trỗi dậy ngày càng mạnh của Trung Quốc: “Có vài yếu tố quyết đoán trong các dự án BRI, và sự thiếu chia sẻ giá trị và sự hòa điệu với các nước láng giềng. Trung Quốc nay phải giành thời gian xây dựng sự tin tưởng với các nước này... nếu không thì chiến lược BRI sẽ chẳng là gì khác hơn một quan điểm ngoại giao”.

Theo SCMP, các đảng viên cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã tuân thủ chỉ đạo của ông Tập. Tại một cuộc họp báo ngày 27.8, ông Ninh Cát Triết, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) nói: Trung Quốc chớ nên xấu hổ tránh xa các thách đố, mà phải cải thiện cách thực hiện những dự án BRI.

Ông nói: “Với các nước vẫn còn nghi ngờ BRI và các công ty Trung Quốc đối mặt với những khó khăn trong đầu tư và hoạt động ở nước ngoài, chúng ta cần khách quan và tỉnh táo xem xét các thành quả và thách thức. Chúng ta không nên tránh các thách thức này, và cũng không nên quá thổi phồng các vấn nạn của chúng ta... chúng ta cần luôn cải thiện phương pháp làm việc”.

Bảo Vĩnh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đối phó mối lo ngại ‘bẫy nợ’ từ BRI