Để để duy trì sức mạnh trong thời cạnh tranh quyền lực, việc Trung Quốc có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, theo Nikkei Asian Review.

Trung Quốc có thể mở căn cứ quân sự ở Đông Nam Á?

03/06/2019, 21:57

Để để duy trì sức mạnh trong thời cạnh tranh quyền lực, việc Trung Quốc có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, theo Nikkei Asian Review.

Ảnh chụp vệ tinh căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti - Ảnh: Google Earth

Sự cạnh tranh quyền lực lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chuyển trọng tâm từ hỏa lực quân sự sang cơ sở hạ tầng và đầu tư, được thúc đẩy bởi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở do Mỹ, Nhật Bản dẫn đầu. Tuy nhiên, mối quan tâm an ninh truyền thống vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, trong một số trường hợp xác định việc triển khai các dự án và hoạt động quân sự.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, có trụ sở tại Thụy Sĩ), Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới - chi 648,8 tỉ USD trong năm 2018 cho ngân sách quốc phòng, so với 250 tỉ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang nỗ lực để biến quân đội Trung Quốc (PLA) vốn từ một lực lượng đông nhưng không hiệu quả và chưa được trang bị đúng mức, thành một lực lượng quân sự hiện đại.

Trung Quốc đang thử nghiệm tàu ​​sân bay đầu tiên được chế tạo trong nước, và một chiếc khác đang được phát triển. Bắc Kinh đã có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực vũ khí chiến tranh mới nổi - bao gồm cả trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) và an ninh mạng.

Hiện cường quốc châu Á này đã gây ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với việc xây dựng các cơ sở quân sự phi pháp trên những hòn đảo nhỏ, rạn san hô ở Biển Đông. Nhưng theo Nikkei Asian Review, có một khía cạnh gây tranh cãi khác về sự mở rộng toàn cầu của Trung Quốc cho rằng, sớm hay muộn, Bắc Kinh sẽ cần các cơ sở quân sự ở nước ngoài, ngoài căn cứ duy nhất hiện có ở Djibouti – quốc gia ở vùng Sừng châu Phi.

Thật vậy, một số dự án thuộc sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc, từ Myanmar và Campuchia đến Pakistan, Sri Lanka đã gây ra suy đoán về tiềm năng sử dụng quân sự của Trung Quốc.

"Quân đội Mỹ hoạt động trên toàn cầu và có nhiều kinh nghiệm trong cả các hoạt động quân sự cường độ cao và cường độ thấp, trong khi Trung Quốc thì không", Drew Thompson - cựu quan chức quốc phòng Mỹ thuộc Trường Chính sách công ở Đại học Lee Kuan Yew (Singapore) nói.

Mỹ đã cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc để thiết lập một căn cứ quân sự tại Đông Nam Á sẽ đe dọa sự ổn định khu vực, tuy nhiên, một số quan chức châu Á cho rằng triển vọng này là không thể tránh khỏi.

“Đó chỉ là vấn đề thời gian. Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ có một căn cứ quân sự ở Campuchia, nhưng tôi không quá phấn khích với điều đó. Mỹ đã tăng cường sử dụng cơ sở đáng kể ở Singapore, đang bắt đầu sử dụng lại một số căn cứ cũ ở Philippines, Thái Lan, và thỉnh thoảng cũng sử dụng các cơ sở của Malaysia. Tôi nghĩ rằng Mỹ cuối cùng sẽ sử dụng các cơ sở của Indonesia theo một cách nào đó”, Bilahari Kausikan, Chủ tịch Viện Trung Đông ở Singapore - cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao nước này, nhận định.

Đông Nam Á đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong chi tiêu quốc phòng, với ít nhất 5 trong số 10 nước ASEAN đã mua hoặc đang trong quá trình mua tàu ngầm, nâng cấp đều đặn khả năng chiến đấu tổng thể. Sau khi tăng mạnh từ năm 2004, chi tiêu quân sự Đông Nam Á bị đình trệ trong năm 2017, với mức giảm 0,6% trong khu vực từ năm 2017 đến 2018, theo Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (IISS) có trụ sở tại Anh.

Ở cấp độ thương mại, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc tại châu Á, cũng như của Nga, được coi là một mối đe dọa khác đối với lợi ích của Mỹ, mặc dù chúng chỉ bằng gần 11% tổng doanh thu của Mỹ trong năm 2018. Các công ty Mỹ đã kiếm được 9,4 tỉ USD doanh thu thương mại trực tiếp từ việc bán hàng hóa và dịch vụ quốc phòng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2018, theo các dữ liệu chính thức của Mỹ. Giống như Nga, Trung Quốc cũng sẵn sàng thâm nhập các thị trường nhạy cảm ngoài giới hạn đối với các nhà sản xuất phương Tây.

Hoàng Vũ (theo Nikkei Asian Review)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc có thể mở căn cứ quân sự ở Đông Nam Á?