Nếu nhiệt độ Trái đất nóng lên hơn 3 độ C so với thời tiền công nghiệp, thời gian chạm ngưỡng nhiệt độ bầu ướt ở các điểm nóng trên thế giới bắt đầu tăng theo cấp số nhân.

Trong tương lai, số ngày thời tiết nồm sẽ tăng mạnh trên khắp thế giới

Anh Tú | 28/10/2023, 07:00

Nếu nhiệt độ Trái đất nóng lên hơn 3 độ C so với thời tiền công nghiệp, thời gian chạm ngưỡng nhiệt độ bầu ướt ở các điểm nóng trên thế giới bắt đầu tăng theo cấp số nhân.

Các đợt nắng nóng luôn là một phần của mùa hè, nhưng khoảng thời gian ngột ngạt vốn ngắn ngủi trước đây giờ đã phát triển thành những đợt nắng nóng bức bí kéo dài hàng tuần đến hàng tháng. Một loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đợt nắng nóng ngày càng dài hơn, nóng hơn và thường xuyên hơn trong nửa thế kỷ qua do biến đổi khí hậu mà con người là thủ phạm gây ra.

Hiệu ứng mái vòm nhiệt ở Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2021, mùa hè địa ngục ở các bang miền Trung vào năm 2022 và cơn nóng ở Tây Nam năm nay là những ví dụ gần đây ở Mỹ. Nhưng sức nóng cực độ đã chạm tới mọi lục địa trong vài năm qua: Nhiệt độ thường xuyên vượt quá 50 độ C trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ và nhiệt kế của London lần đầu tiên chạm 40 độ C vào năm ngoái. Tất cả đã đến sớm hơn nhiều so với dự đoán của các chương trình phần mềm khí hậu.

Nhưng liệu khoảng thời gian nắng nóng và ẩm ướt kéo dài như vậy có thường xuyên thử thách giới hạn chịu đựng của con người ở những khu vực có đông dân cư sinh sống không? Câu trả lời không chỉ là “có” mà nó còn có thể xảy ra sớm hơn chúng ta nghĩ.

Chúng ta có thể nghiên cứu câu hỏi này bằng cách sử dụng nhiệt độ bầu ướt (dân gian quen gọi là nồm), kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên cơ thể con người. Nó biểu thị nhiệt độ mà một khối không khí sẽ nguội đi bằng cách làm bay hơi nước vào môi trường, tương tự như tác dụng làm mát của mồ hôi bay hơi trên da. Các nhà khoa học trước đây đã đưa ra giả thuyết rằng nhiệt độ bầu ướt phổ biến 35 độ - tương đương với nhiệt độ không khí 35 ở độ ẩm tương đối 100% - là mức cao nhất mà con người có thể tự làm mát mà không cần sự trợ giúp của quạt hoặc điều hòa. Nhưng khi làm thí nghiệm đối với những người trẻ, khỏe mạnh tại Đại học bang Pennsylvania, kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ chỉ cần hơn 31 độ là độ ẩm đã bão hòa. Nhiệt độ bầu ướt càng thấp thì càng nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Thật không may, những điểm nóng chạm nhiệt độ bầu ướt này gồm cả một số khu vực đông dân nhất trên thế giới: Thung lũng sông Indus ở Ấn Độ và Pakistan, Đông Á, Trung Đông và châu Phi cận Sahara. Những khu vực này gồm nhiều quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình với phần đông người nghèo ít có điều kiện y tế. Cuối cùng, người nghèo sẽ phải gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu mặc dù họ đóng góp tương đối ít vào nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

Hiện Trái đất đã nóng hơn 1,2 độ C so với thời tiền công nghiệp, Nếu chúng ta giữ Trái đất không tăng quá mức 1,5 độ C, thì phạm vi và thời gian chạm ngưỡng nhiệt độ bầu ướt có thể được hạn chế. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nóng lên 3 độ C, thời gian chạm ngưỡng nhiệt độ bầu ướt ở các điểm nóng trên thế giới bắt đầu tăng theo cấp số nhân và những điều kiện vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể người cũng bắt đầu xuất hiện ở Châu Mỹ.

Cần lưu ý rằng việc phá vỡ ngưỡng nhiệt độ bầu ướt ở các nơi khác nhau sẽ gây ra hậu quả khác nhau. Ví dụ, nếu nhiệt độ tăng hơn 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, người Chicago mỗi năm sẽ chỉ phải tiếp xúc với những điều kiện “nồm” trong 1 giờ.

Nhưng với cùng mức nóng lên 2 độ, thành phố Hudaydah, Yemen, với dân số khoảng 700.000 người, sẽ phải trải qua trung bình 340 giờ mỗi năm với nhiệt độ đạt độ ẩm bão hòa. Với số giờ bị "phơi nhiễm" với nồm cao như vậy, toàn bộ dân cư trong thành phố đề chịu nguy cơ về sức khỏe.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, các điểm nóng đông dân khác gồm Aden, Yemen sẽ chịu điều kiện nhiệt độ bầu ướt như vậy khoảng 34 ngày một năm; Dammam và Jeddah, Ả Rập Saudi, lần lượt là 37 và 8 ngày; Bandar Abbas và Ahvaz, Iran là 29 và 3; Lahore, Pakistan là 24; Dubai là 20; và Delhi và Kolkata, Ấn Độ là 6 và 5 ngày.

Ngay cả trong điều kiện khí hậu hiện tại của chúng ta, nhiệt độ cực cao đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Một đợt nắng nóng ở Trung Tây đã gây tử vong 700 người ở Chicago vào năm 1995. Hơn 70.000 người tử vong ở châu Âu vào mùa hè năm 2003, và năm 2010, 55.000 ca tử vong do nắng nóng ở Nga. Gần đây hơn, ước tính có khoảng 1.400 người qua đời trên khắp các bang Oregon, Washington và Columbia trong đợt nắng nóng năm 2021 và khoảng 60.000 ca tử vong do nắng nóng khắc nghiệt trên khắp Tây Âu vào năm ngoái.

Hàng nghìn người khác có lẽ đã thiệt mạng trong các đợt nắng nóng tàn phá Nam bán cầu, nơi thiếu thốn dịch vụ y tế và báo cáo chưa ghi nhận hết số người qua đời. Những người dễ bị tổn thương tính mạng không chỉ vì say nắng mà còn vì các biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch, hô hấp và thận.

Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của nắng nóng cực đoan? Trước mắt, chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa bệnh liên quan đến nhiệt bằng cách mở trung tâm làm mát, giám sát các cộng đồng dễ bị tổn thương và chuyển các hoạt động mất sức sang thời điểm mát mẻ hơn trong ngày.

Còn để chuẩn bị tốt hơn cho các đợt nắng nóng trong tương lai, chúng ta cũng nên đầu tư vào những biện pháp thích ứng và giảm thiểu nguy cơ đầu vào nhằm đối phó với hiện tượng nóng lên.

Cuối cùng, nỗ lực toàn cầu nhằm cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đưa lượng khí thải carbon ròng về 0 càng nhanh càng tốt là cách duy nhất để tránh cho hàng tỉ người rơi vào cảnh cơ thể không thể chịu nổi nhiệt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
33 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trong tương lai, số ngày thời tiết nồm sẽ tăng mạnh trên khắp thế giới