Vua Nhân Tông hỏi vặn lại: “Năm vừa qua, đại quân qua đây, đốt phá nhà cửa, đào cả mồ mả ông cha nhà tôi, khiến cho hài cốt linh lạc”. Lại có quan là Đinh Cũng Viễn hỏi thêm rằng: "Thiên Tử đã có ý tốt như thế, thì trước kia, không động đến đồ binh khí chẳng là càng tốt hơn ư?" thì Đạo đánh trống lảng nói chuyện đâu đâu.

Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận

16/10/2017, 12:09

Vua Nhân Tông hỏi vặn lại: “Năm vừa qua, đại quân qua đây, đốt phá nhà cửa, đào cả mồ mả ông cha nhà tôi, khiến cho hài cốt linh lạc”. Lại có quan là Đinh Cũng Viễn hỏi thêm rằng: "Thiên Tử đã có ý tốt như thế, thì trước kia, không động đến đồ binh khí chẳng là càng tốt hơn ư?" thì Đạo đánh trống lảng nói chuyện đâu đâu.

Sự tàn bạo của quân Nguyên Mông được ghi lại bằng tranh vẽ

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông 3 lần, thì quan hệ với giữa nhà Trần và triều đình nhà Nguyên có sự đóng băng trong quan hệ ngoại giao. Đóng băng ở đây không phải là tuyệt giao mà là ít qua lại. Với tư thế của người thắng trận, triều đình nhà Trần sẵn sàng chìa bàn tay giảng hòa. Nếu không chìa tay giảng hòa thì ta đã không chủ động cho người sang trả tù binh.

Cụ thể, tháng 4.1288, kết thúc cuộc kháng Nguyên lần 3 với chiến thắng thì tháng 5, nhà Trần đã làm tờ biểu để phân trần việc tại sao phải động binh. Cùng tờ biểu đó là việc đồng ý trả hơn 1.000 tù binh và và cả một vương gia là Tích Lệ Cơ. Đến tháng 10, ta lại cử Đỗ Thiên Hư đi sứ sang nhà Nguyên. Dù muối mặt nhưng cuối năm 1288, nhà Nguyên phải cử sứ là Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn đến Thăng Long để thương lượng việc trao trả tù binh. Nhà Nguyên cũng phải trao trả các sứ đoàn của ta mà chúng giam giữ trước đây. Khi đoàn của Trực đến thì được đối đãi rất chu đáo để bày tỏ thiện chí của ta.

Còn nhà Nguyên, sau khi trao thông điệp đòi trả Ô Mã Nhi (ta trả nhưng sau cho người theo ngầm đục thuyền) thì không cử sứ sang suốt trong 3 năm 1289, 1290, 1291. Họ không cử người sang thì ta không cử người sang để tỏ thái độ một cách sòng phẳng Cuộc bang giao giữa hai nước tạm dừng.

Đột nhiên, đầu năm 1292, Hốt Tất Liệt cho một sứ bộ sang ta. Người cầm đầu sứ bộ Nguyên là Trương Lập Đạo, trước đây đã hai lần sang sứ Việt Nam vào các năm 1267, 1271. Vào thời điểm trước khi có cuộc chiến tranh lần 2, sứ giả nhà Nguyên luôn hống hách ngạo mạn và Lập Đạo cũng không ngoại lệ. Trong lần đi sứ lần 3, dù là nước thua trận nhưng Lập Đạo vẫn giữ thái độ ngạo mạn như lần trước. Ngay cả đạo chiếu thư mà Đạo mang sang cũng không phải đạo chút nào, vẫn toàn những lời hoang tưởng như đòi vua Trần sang chầu, đòi triều cống.

Tờ chiếu viết đầy lời lẽ trá ngụy như sau:

Vâng theo mệnh trời, Hoàng Đế xuống chiếu chỉ dụ cho An nam quốc vương Trần Nhật Tôn (tức vua Trần Nhân Tông) rằng: "Ta đã xét lời biểu dâng lên. Năm ngoái có quan Thượng thư bộ Lễ là Trương Lập Đạo tâu rằng: "ông ấy đã qua nước An nam biết rõ sự thể trong nước, xin qua hiểu dụ vua Trần sang chầu triều". Nhân vậy, ta lại sai Lập Đạo đi sứ, nay khanh đã biết lỗi, dâng biểu thú tội, thì ta chẳng trách phạt gì nữa. Nhưng nếu mượn cớ con mồ côi đương có tang chế và đường sá xa cách, sợ chết dọc đường không dám đi chầu; xét lại mượn những lời lẽ như trên là bất thông. Trong đời có loài vật gì cứ an toàn mãi ru? Trong thiên hạ có chỗ nào để người ta cứ sống hoài ru? Lời dụ nầy, khanh phải xem cho chu đáo, nếu dùng những lời xảo trá hư văn và chỉ chiếu lệ cống hiến lễ vật, như thế thì đạo nghĩa còn đâu nữa?

Khôi hài nhất là chuyện sứ nhà Nguyên là Lập Đạo khi gặp vua Trần còn bô bô nói những điều nhân nghĩa để biện hộ những điều phi nghĩa. Bậc trí giả nghe giọng lưỡi của y thì chắc phải phì cười với trò hề của Lập Đạo:

Vua Trần Nhân Tông hỏi Đạo trông mặt vua Nguyên thế nào thì y đáp: “Đức Thiên Tử bộ râu rồng trắng xoá mà dáng mặt như người thanh niên”. Nghe tả như vậy là ta đã thấy khôi hài nhưng vẫn còn thông cảm được vì y là bề tôi thì phải tìm mọi cách để nịnh nọt Hốt Tất Liệt. Riêng việc y biện hộ tội ác của lính Nguyên thì mới thấy viên sứ giả này mặt dày đến mức quên cả tổ tông.

Khi vua Nhân Tông hỏi Đạo tại sao triều Nguyên lại động binh qua Đại Việt thì Lập Đạo lại nói: “Đức Thiên Tử trùm cả bốn biển, lòng nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn, nỡ lòng nào đưa quân lính tới chém giết. Chỉ vì trước kia luôn luôn giảng về lễ, mà quốc vương trước không hề khi nào nghe lệnh, thành thử sanh ra hiềm khích, khiến cho dân điêu tàn, nước tan vỡ, là tự mình tạo lấy vậy; chứ triều đình thượng quốc không tham chiếm đất đai của khanh, chính là do cái tội không chịu nhập triều mà tạo ra vậy”.

Vua Nhân Tông hỏi vặn lại: “Năm vừa qua, đại quân qua đây, đốt phá nhà cửa, đào cả mồ mả ông cha nhà tôi, khiến cho hài cốt linh lạc”. Lại có quan là Đinh Cũng Viễn hỏi thêm rằng: "Thiên Tử đã có ý tốt như thế, thì trước kia, không động đến đồ binh khí chẳng là càng tốt hơn ư?" thì Đạo đánh trống lảng nói chuyện đâu đâu.

Than ôi, vó ngựa Nguyên Mông tàn ác thì bao sử gia của nhiều nước đều ghi, riêng người Tống thì chịu nhiều chết chóc đau thương nhất. Ấy vậy mà một người Tống như Trương Lập Đạo có thể ca ngợi vua Hốt Tất Liệt là nhân nghĩa Nghiêu Thuấn thì thực lấy làm thẹn thay. Lập Đạo cũng lờ tịt việc quân Nguyên liên tiếp thảm bại mà nói bừa là nước ta tan vỡ... Nếu nước Việt tan vỡ thì việc gì nhà Nguyên phải đi sứ đòi trả tù binh.

Sau những màn tấu hài rỗng tuếch thì mục đích những lần đi sứ sau 3 năm đóng băng quan hệ của nhà Nguyên không khác gì lần trước. Chúng vẫn dùng lời đe dọa để âm mưu khuất phục nước ta, vẫn đưa ra những yêu sách không thể chấp nhận được. Vua Trần vẫn cương quyết bác bỏ những yêu sách trịch thượng nước lớn của triều đình nhà Nguyên.

Khi không được đáp ứng, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh sau 3 năm dưỡng binh. Nhưng rất may là 1294, Hốt Tất Liệt băng hà nên ý định chiến tranh lần 4 của nhà Nguyên mới bị bỏ xó. Quan hệ Đại Việt – Nguyên Mông bước sang trang mới.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận