Trình độ làm hàng giả của Trung Quốc cao đến độ ngay cả chính chủ của sản phẩm cũng không phân biệt được và Apple là một trong những nạn nhân mới nhất.

Trình độ làm giả của Trung Quốc quá cao, cả Apple cũng bị lừa gần 1 triệu USD

05/04/2019, 12:47

Trình độ làm hàng giả của Trung Quốc cao đến độ ngay cả chính chủ của sản phẩm cũng không phân biệt được và Apple là một trong những nạn nhân mới nhất.

Một cửa hàng bán iPhone tại Trung Quốc - Ảnh: Internet

Hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ Apple đã bị 2 du học sinh Trung Quốc lừa gần 1 triệu USD, khi hai sinh viên công nghệ này dùng iPhone giả do Trung Quốc sản xuất lừa đổi lấy iPhone chính hãng rồi đem bán hàng thật lấy tiền.

Theo The Verge, hai sinh viên ngành công nghệ Trung Quốc đang sống tại Oregon đã bị cáo buộc lừa đảo Apple, nhằm kiếm được gần 1 triệu USD. Hai sinh viên này đã lợi dụng chính sách đổi sản phẩm hỏng của Apple, bằng những iPhone giả được sản xuất từ Trung Quốc.

Từ năm 2017, hai sinh viên này đã nhập lậu hàng ngàn chiếc iPhone giả vào Mỹ từ Trung Quốc và sau đó gửi chúng cho Apple để sửa chữa hoặc thay thế, khẳng định sản phẩm này bị hỏng, không thể hoạt động được. Trong nhiều trường hợp, Apple đã thay thế hàng giả do Trung Quốc sản xuất bằng iPhone thật, khiến công ty bị lừa mất 895.800 USD.

Yangyang Zhou, người vừa hoàn thành bằng kỹ sư tại Đại học bang Oregon, bị cáo buộc chịu trách nhiệm đưa các lô hàng giả vào Mỹ và gửi iPhone thật về Trung Quốc. Đồng phạm của anh ta là Quan Jiang, người học ngành kỹ thuật tại Linn Benton Community College, sống chung với Zhou, sẽ gửi các iPhone giả đến Apple để yêu cầu bảo hành.

Sau khi những chiếc iPhone thật được gửi đến Trung Quốc để bán kiếm lời, một cộng sự sẽ chuyển tiền cho mẹ của Jiang, người sau đó gửi tiền vào một tài khoản mà Jiang sử dụng ở Mỹ, theo cáo buộc của công tố viên.

Theo cáo buộc tại tòa, cả Jiang và Zhou đều khẳng định họ không biết điện thoại ban đầu là hàng giả. Zhou bị buộc tội xuất khẩu hàng hóa bất hợp pháp, trong khi Jiang bị buộc tội buôn bán trái phép hàng giả và phạm tội lừa đảo.

Một nhân viên An ninh Nội địa Mỹ cho hay Apple bị lừa vì các nhân viên kỹ thuật của họ không thể xác định được hàng đem đổi là thật hay giả, do các thiết bị này được gửi đến trong tình trạng không lên nguồn. Apple đã đổi hàng cho hai sinh viên Trung Quốc vì họ không yêu cầu bằng chứng mua hàng để thực hiện chính sách bảo hành của mình.

Jiang bị cáo buộc đã nộp 3.069 yêu cầu bảo hành và kết quả là Apple đã cấp 1.493 iPhone thay thế. Với giá trị ước tính là 600 USD cho mỗi điện thoại, Apple đã mất gần 900.000 USD trong vụ lừa đảo này.

Cặp đôi này không đơn độc khi bị cáo buộc cố gắng thu lợi từ các công ty công nghệ lớn. Năm ngoái, một công dân Trung Quốc sống ở New Jersey bằng visa sinh viên đã phạm tội bán iPhone và iPad giả cho khách hàng, bỏ túi 1,1 triệu USD. Và chỉ tháng trước, một người đàn ông Litva đã phạm tội lừa đảo Google và Facebook trong số 100 triệu USD bằng cách gửi cho họ hóa đơn giả qua email và đóng giả làm công ty phần cứng của Đài Loan.

Ái Vi (theo The Verge)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trình độ làm giả của Trung Quốc quá cao, cả Apple cũng bị lừa gần 1 triệu USD