Chúng ta đã điểm qua cái nhìn về Triệu Đà theo dòng lịch sử dưới cái nhìn từ giới sử gia. Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Triệu Đà - dưới cái nhìn của các vĩ nhân, các vị anh hùng dân tộc người Việt.

Triệu Đà trong mắt các vị anh hùng dân tộc

21/07/2019, 10:06

Chúng ta đã điểm qua cái nhìn về Triệu Đà theo dòng lịch sử dưới cái nhìn từ giới sử gia. Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Triệu Đà - dưới cái nhìn của các vĩ nhân, các vị anh hùng dân tộc người Việt.

Hưng Đạo vương rất coi trọng Triệu Đà

Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ: Nỏ thần trao tay giặc?Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Quan điểm đa chiều về Triệu Đà tại miền Nam trước 1975

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm lịch sử duy vật của Đào Duy Anh

Tứ trụ sử học Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

Trọng Thủy con Triệu Đà: Bên trọng bên khinh và câu thơ chốt hạ của Tố Hữu

Nhà Triệu từng hùng cứ một phương trong Bình Ngô đại cáo rồi bị trục xuất

Nhà Triệu từ mất sổ đỏ đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Một điều dễ nhận thấy, vua chúa phong kiến nước ta thời xưa cũng đề cao tính chính thống của nhà Triệu cũng như công lao của Triệu Đà. Về sau nhà Trần còn truy phong Triệu Đà là Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế và sử không hề chép chuyện An Dương vương được truy phong.

Có lẽ vì nhà Trần đánh giá An Dương vương không có công lao gì trong việc giữ gìn bờ cõi mà lại để mất ngôi, trong khi Triệu Đà có công giữ nước và là người đầu tiên xưng đế trên đất Việt nên mới phong danh hiệu rất trọng vọng như vậy. Khai Thiên Thể Đạo có thể hiểu là Mở trời, hành đạo. Còn Thánh vũ, Thần triết thì thì quá rõ rồi.

Cũng có một động cơ khác để giải thích việc nhà Trần tôn vinh nhà Triệu một cách chính danh đầy long trọng như vậy. Triệu Đà, người Chân Định là vua Nam Việt trước khi thâu tóm chính quyền An Dương vương, còn Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới, có gốc là người Mân Việt ở tỉnh Phúc Kiến di cư đến đất Đại Việt (Đại Viêt sử ký toàn thư phần Thái Tông Hoàng đế có chép: Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân, có người nói là người Quế Lâm).

Nhà Triệu bị mang tiếng cho Trọng Thủy cài vào triều đình của An Dương vương trong vai trò con rể rồi sau đó lật ngôi Thục Phán. Nhà Trần cũng bị cái tiếng không hay khi đưa Trần Cảnh vào làm rể nhà Lý rồi cuối cùng thì nhà Lý sụp đổ, nhà Trần nối ngôi. Do vậy, nhà Trần tôn vinh Triệu Đà một cách đầy chính danh cũng là cách để khẳng định sự chính danh của nhà Trần.

Ngay cả Trần Hưng Đạo - anh hùng dân tộc 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông cũng đề cao vai trò dựng nước và giữ nước của Triệu Đà. Sử chép: Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng:"Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào". Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã", đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế".

Triệu Vũ mà Hưng Đạo vương nói ở đây chính là Triệu Đà. Không những thế, Hưng Đạo vương cũng khẳng định vai trò của Triệu Đà là người dựng nước chứ không hề nhắc một từ nào đến An Dương vương, người mà được một số sách sử chép rằng đã dựng nước Âu Lạc - chống lại quân Tần.

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi thời Lê cũng có viết rõ: "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi nơi xưng đế một phương". Nhà Triệu mà Nguyễn Trãi đề cập cũng chính là triều đại của Triệu Đà. Riêng vấn đề Triệu Đà trong Bình ngô đại cáo thì chúng tôi đã viết trong 2 kỳ trước nên không bàn lại ở đây.

Chúng tôi chỉ nói ở khía cạnh tại sao Nguyễn Trãi không chọn An Dương vương mà chọn Triệu Đà. Những triều đại mà Nguyễn Trãi chọn đều xưng đế ở phương Nam và được lịch sử ghi chép rõ ràng. Trong khi đó, An dương vương thì xuất thân mơ hồ, sử liệu mờ mịt và cũng chưa từng xưng đế. Để làm nổi bật về quá trình dựng nước một cách chính danh và sòng phẳng từ ngàn năm với phương Bắc thì Nguyễn Trãi chọn nhà Triệu chứ không chọn nhà Thục.

Triều đại nào bắt đầu coi nhà Triệu là ngoại bang? Bắt đầu là triều Tây Sơn dưới triều Cảnh Thịnh và sự kiện này được đánh dấu thông qua việc Đại Việt sử ký tiền biên được công nhận là chính sử phản ánh cái nhìn của triều đại đó. Đại Việt sử ký tiền biên được khắc in liền trong 3 năm và hoàn thành vào năm Canh Thân, 1800 tức năm Cảnh Thịnh thứ 8.

Bộ sử 17 tập này được sử quán triều Tây Sơn cho khắc in trên công trình biên soạn của sử gia Ngô Thì Sỹ, được con ông là Ngô Thì Nhậm tu đính. Trong bài đề từ có chép: “Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1798), vua ta lên ngôi ban chiếu cho qua xứ Bắc thành san khắc ngũ kinh, tứ thư và các sử để ban hành trong thiên hạ. Trong đó, bản in kinh truyện cũ qua thu thập điểm lại còn được sáu phân mười. Trong đó có bản in mục nát mọt ăn phải gia công bổ khuyết. Duy có nguyên bản Đại Việt sử ký đều đã thất lạc. Nhân các sách còn lại của các quan viết sử đời trước chia lại biên tập từ họ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân là Ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến thời thuộc Minh là bản kỷ. Tất cả gồm 17 quyển. Mùa thu năm Canh Thân (1800) san định xong sắp xếp cẩn thận thành từng tập kính dâng vua xem. Vâng mệnh cho phép lưu giữ tại Bắc Thành học đường rồi in ra lưu để tiện cho người học”.

Triệu Đà không được nhắc trong đây, nhưng riêng câu từ “họ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân là Ngoại kỷ” đã đưa nhà Triệu không còn được ngang hàng với Đinh, Lý, Trần nữa... Nhà Triệu được chép trong quyển 2/17 và được gọi là kỷ Ngoại thuộc Triệu bắt đầu từ năm Giáp Tý kết thúc năm Canh Ngọ gồm 97 năm.

Thêm một tài liệu chứng tỏ nhà Tây Sơn gạt nhà Triệu ra khỏi danh sách triều đại chính thống là chiếu lên ngôi của Nguyễn Huệ. Chiếu viết:

Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây Nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than

Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu ngựa.

Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ.

Chiếu này do Ngô Thì Nhậm, mưu sĩ Bắc Hà bậc nhất của Nguyễn Huệ soạn. Tất nhiên, con trai của Ngô Thì Sỹ phải theo cái chí của cha nên khi cần chấp bút thì ông thẳng tay gạt nhà Triệu mà chỉ giữ Đinh Lê Lý Trần.

Vua Quang Trung có suy nghĩ như vậy không thì không ai rõ, nhưng có một điều mà vị vua dựng triều Tây Sơn muốn sau khi lên ngôi là thu hồi Lưỡng Quảng, vùng đất cũ của nhà Triệu mà nhà Đinh, Lý, Trần hay Lê sau này không hề quản lý.

Đầu năm 1792, vua Quang Trung lại sai sứ bộ sang Bắc Kinh, cầu hôn với công chúa Thanh. Có thuyết dựa trên gia phả nhà họ Vũ nói vua Quang Trung đã hạ sắc chỉ cho Vũ Văn Dũng tranh thủ chuyện cầu hôn thì hỏi luôn chuyện đất đai ở Lưỡng Quảng. Chính sử chỉ chép việc Quang Trung đi cầu hôn chứ không chép chuyện đòi đất vì có lẽ chuyện đòi đất hay thăm dò nhà Thanh đều là cơ mật chăng? Phải tới năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1870), bản sắc mệnh của Quang Trung mới được Vũ Vĩnh Thứ (cháu ba đời của Vũ Văn Dũng) bạch hóa và sau này được nhà nghiên cứu Lê Văn Hòe xác tín trong bài “Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây làm nơi đóng đô và gả Công chúa?” đăng ở trong “Trung Bắc chủ nhật” số tết Quý Mùi (1943) trang 20, 21, 28. Theo đó, nguyên từ ngày rằm tháng tư năm Quang Trung thứ 4 (1791) nhà vua có phái trung sứ đi từ Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) đem sắc mệnh này cho Vũ Văn Dũng đang nghỉ ở Hải Dương.

"Sắc Hải dương Chiêu viễn Đại đô đốc Đại tướng quân dực vận công thần Vũ Quốc công tiến gia lĩnh Bắc sứ chính sư kiêm toàn ứng tấu thỉnh Đông Tây Lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, Công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ. Thận chi! Thận chi! Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành Tha nhật tiên phong: Khanh kỳ nhân dã Khâm tai! Sắc mệnh!"

tạm dịch:

"Sắc truyền cho Hải Dương Chiêu viễn đô đốc tướng quân dực vận công thần Vũ quốc công được gia phong chức chánh sứ đi sứ nước Thanh, được toàn quyền trong việc đối đáp tâu xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn một vị công chúa để chọc tức. Phải thận trọng đấy! Hình thế trong chuyến dụng binh đều ở chuyến đi này. Ngày khác làm tiên phong chính là khanh đấy. Kính thay sắc này!"

Không ai biết vua Quang Trung có ý đồ gì trong vụ cầu thân lấy đất này, nhưng trong tâm Quang Trung thì ắt hẳn đã có Lưỡng Quảng, đất cũ của nhà Triệu.

(còn kỳ cuối)

Trong cuộc đời mình, Nguyễn Du có 2 lần đóng vai trò nhà ngoại giao cấp quốc gia. Một lần vào năm 1803, tiếp sứ thần Trung Quốc sang phong sắc vua cho Gia Long; một lần vào năm 1813, trong vai trò chánh sứ. Trong lần đi sứ này, Nguyễn Du có một tập thơ ghi chép là Bắc hành tạp lục. Trong tập thơ đó có bài Triệu vũ đế cố cảnh được Nguyễn Du làm khi qua Phiên Ngung - kinh đô cũ của Nam Việt với nội dung ca ngợi Triệu Đà.

Triệu Vũ Đế cố cảnh

Bạo Sở cường Tần tương kế tru,
Ung dung ấp tốn bá nam tu.
Tự ngu tẫn khả xưng hoàng đế,
Lạc thiện hoàn năng khuất thụ nhu.
Bách xích cao đài khuynh Lĩnh Biểu,
Thiên niên cổ mộ một Phiên Ngu.
Khả liên thế đại tương canh diệt,
Bất cập man di nhất lão phu.

Dịch nghĩa

Sở, Tần hai nước cường bạo theo nhau diệt vong
Ông cứ ung dung nhũn nhặn làm bá chủ phương nam
Tùy thích có thể xưng hoàng đế
Vui điều thiện chịu khuất với chú nhà nho hèn mọn
Đài cao trăm thước ở Lĩnh Biểu đã nghiêng đổ
Ngôi mộ cổ nghìn năm ở Phiên Ngung đã mất
Thương cho đời này theo đời kia thay đổi nhau
Nhưng không bằng ông lão Man Di

Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn

Bạo Sở cuồng Tần diệt tiếp nhau
Ung dung chào vái chủ nam khu
Tự vui mình cũng xưng hoàng đế
Giữ thiện còn thêm phục gã nho
Trăm thước đài cao nghiêng Lĩnh Biểu
Ngàn năm mộ cũ lấp Phiên Ngu
Đáng thương triều đại thay nhau đổ
Chẳng sánh man di một lão phu

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triệu Đà trong mắt các vị anh hùng dân tộc