Với chủ đề: “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - Agro Viet 2015 là sự kiện xúc tiến thương mại lớn thường niên của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Triển lãm Agro 2015: Nữ nghệ nhân 'bắt' tằm tự dệt chăn

Một Thế Giới | 08/11/2015, 10:23

Với chủ đề: “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - Agro Viet 2015 là sự kiện xúc tiến thương mại lớn thường niên của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Với chủ đề:“Tăng cường hiệu quả chế biến và bảo quản thực phẩm”, Hội chợ triển lãm là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015. Hội chợ nhằm chào mừng 70 năm thành lập Bộ Canh nông và 20 năm thành lập Bộ NN & PTNT.

Bên cạnh đó, hội chợ nhằm giúp các tổ chức, cá nhân quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao hình ảnh của ngành nông nghiệp Việt Nam, tôn vinh những sản phẩm nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, giới thiệu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp…
Trien lam Agro 2015
Triển lãm thu hút đông đảo nghệ nhân cũng như người dân 

Quy mô hội chợ khoảng 400 gian hàng với sự góp mặt của hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Với diện tích trưng bày 200 m2, khu triển lãm trung tâm trong nhà nhằm trưng bày, giới thiệu những thành tựu đạt được của nông nghiệp thời gian qua. Mục tiêu nhằm giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, thành quả của các công trình nghiên cứu; giới thiệu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khu trong nhà sẽ được phân chia thành: Khu triển lãm giới thiệu rau an toàn; Khu trưng bày quốc tế, của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, công ty liên doanh; Khu trưng bày của các Tổng công ty và Khu trưng bày của các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các Trường...
Trien lam Agro 2015
Không gian triển lãm bên trong tòa nhà trung tâm 

Khu ngoài trời là nơi trưng bày, giới thiệu và giao dịch sản phẩm của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; Khu giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc thiết bị; Khu trưng bày các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, lưu niệm...

Nữ nghệ nhân “bắt” tằm tự dệt chăn

Người nghĩ ra phương pháp để tằm tự dệt chăn chính là nữ nghệ nhân Phan Thị Thuận (Phùng Xá – Mỹ Đức – Hà Nội). 

Sinh ra ở vùng đất có truyền thống trồng dâu nuôi tằm, gia đình bà  Phan Thị Thuận gắn bó với nghề này đã nhiều đời nay. Theo lối sản xuất truyền thống, tằm nuôi đủ lớn sẽ nhả tơ, làm kén, hóa ngài, đẻ trứng để kết thúc vòng đời. Người nuôi tằm dùng kén đó, ngâm vào nước nóng cho sợi to lên rồi kéo thành sợi, dệt vải, lụa tơ tằm.
Trien lam Agro 2015
 Sản phẩm tơ tằm sau khi dệt và xử lý

Nhằm chủ động trong việc sản xuất cũng như tiết kiệm sức lao động, bà Thuận nghĩ ra phương pháp để tằm …tự dệt. Vì quá hiểu con tằm, bà Thuận biết rằng đến giai đoạn nhất định, con tằm buộc phải nhả tơ để làm kén. Tuy nhiên, tằm chỉ có thể làm kén trên những điểm góc cạnh chứ không thể nào làm kén trên mặt phẳng.

Nắm được đặc tính này, bà Thuận thả tằm vào một mặt phẳng, chúng sẽ tự rút ruột nhả tơ. Hàng nghìn con tằm trên mặt phẳng đó sẽ bò qua bò lại, đan thành tấm tơ tằm rất đều, kết dính.

Mỗi con tằm sẽ nhả hết khoảng 450m tơ trong người rồi hóa nhộng. Trong quá trình đó, nhiều con nhà hết tơ sẽ nằm in tại chỗ, nếu không canh chừng bắt ra ngoài thì các con tằm khác sẽ bò lên trên và phủ tơ kín lại. Thời gian đầu, bà Thuận phải thức 24/24 trông nom tằm trong nhiều đêm liên tiếp.
Trien lam Agro 2015
 Bà Phan Thị Thuận đang cho tằm dệt chăn

Sau đó, bà Thuận sẽ tẩy trắng và làm phồng tấm tơ tằm lên, sẽ được một tấm chăn đắp. Công đoạn tẩy trắng và làm phồng đều có bí quyết riêng của người thợ. Giá của mỗi tấm chăn được bán theo trọng lượng, khoảng 4 triệu đồng/kg.

Theo bà Thuận, để một người thợ có thể thành thạo nghề mất rất nhiều thời gian nhưng không phải ai thành thợ đều gắn bó với nghề. Do vậy, nhiều lúc thiếu nhân công, bà Thuận phải lỡ đơn hàng của khác. Để giải quyết tình trạng trên, bà Thuận đã nghĩ ra phương pháp này.

Phương pháp của bà đã được đăng kí bằng sáng chế và nhiều sản phẩm của bà đoạt Huy chương vàng trong các hội chợ quốc tế, quốc gia. Sản phẩm của bà không chỉ được ưa chuộng trong nước mà khách hàng ở nhiều quốc gia như Pháp, Nhật Bản cũng đặt hàng rất nhiều.

Bên cạnh đó, hội chợ cũng chứng kiến sự đa dạng của nông sản khắp mọi miền đất nước cũng như các máy móc nông nghiệp.

Sau đây là một số hình ảnh về hội chợ:
Trien lam Agro 2015
 Sản phẩm mật ong đá của Hà Giang
Trien lam Agro 2015
 Hội chợ quy tụ nhiều mặt hàng nông sản đặc sản của các vùng miền
Trien lam Agro 2015
 Sản phẩm nghệ thuật từ gỗ
Trien lam Agro 2015
 Đá phong thủy cũng là mặt hàng gây được nhiều chú ý ở hội chợ
 Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển lãm Agro 2015: Nữ nghệ nhân 'bắt' tằm tự dệt chăn