“Với Trí tuệ Nhân tạo, chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ!” - Elon Musk là nhà phát minh, tỷ phú công nghệ nổi tiếng, đã bày tỏ quan ngại về sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong tương lai, tại 1 hội nghị chuyên đề với sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) mới đây.  

Trí tuệ nhân tạo là mối đe doạ diệt vong lớn nhất của nhân loại

Một Thế Giới | 08/11/2014, 15:10

“Với Trí tuệ Nhân tạo, chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ!” - Elon Musk là nhà phát minh, tỷ phú công nghệ nổi tiếng, đã bày tỏ quan ngại về sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong tương lai, tại 1 hội nghị chuyên đề với sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) mới đây.  

“Tôi nghĩ, chúng ta nên cẩn trọng với Trí tuệ Nhân tạo. Nếu tôi phải đoán điều gì là mối đe doạ diệt vong lớn nhất của nhân loại, thì đó chắc chắn sẽ là nó... Tôi ngày càng nghĩ rằng, cần phải có một số biện pháp giám sát quản lý, có thể là ở cấp quốc gia hoặc quốc tế, nhằm đảm bảo rằng chúng ta không làm điều gì quá ngớ ngẩn”.

Ông cũng mô tả về sự đầu tư của mình trong hoạt động nghiên cứu AI là “theo dõi sát sao những gì đang diễn ra”, hơn là chỉ lo về xoay vòng vốn.

“Với Trí tuệ Nhân tạo, chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ. Trong tất cả các câu chuyện, một anh chàng có ngôi sao năm cánh và nước thánh, và nghĩ rằng anh ta có thể điều khiển quỷ dữ, nhưng thực tế thì không làm vậy”- ông Musk so sánh.

Đây là lần thứ hai trong tháng, ông Musk tuyên bố AI chính là mối đe doạ nghiệm trong nhất đối với sự sống của loài người.

Elon Musk là nhà phát minh, tỷ phú công nghệ nổi tiếng và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Ông này thường được ví như “Người sắt” trong đời thực, bởi vai trò quan trọng của mình trong các công ty công nghệ cao, bao gồm công ty công nghệ thám hiểm không gian tư nhân Mỹ SpaceX và hãng xe điện Tesla.
>> Trên biển Đông: Đài Loan dùng vệ tinh khảo sát địa chất đáy biển
>> “Việt Nam sản xuất được tàu ngầm quân sự” 
Theo Đại lộ

Trí tuệ Nhân tạo (AI), hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo, là một loại trí tuệ do máy học hoặc các phần mềm tạo ra và vận hành.

AI được phục vụ nhiều nhu cầu cơ bản của con người như quản lý, điều khiển hệ thống, lập kế hoạch hoạt động, trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt...

Ngày nay, AI được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu của các ngành kinh tế, kĩ thuật, y tế, quân sự...., hoặc làm thay con người trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm...

Cụ thể, AI đã được ứng dụng trong người máy ASIMO (Nhật Bản), rô-bốt Opportunity thám hiểm sao Hoả, hệ thống camera thông minh có khả năng nhận diện, quan sát các vật thể chuyển động....

Trí tuệ Nhân tạo không ngừng được nghiên cứu, phát triển để có khả năng ghi nhớ, học hỏi, hiểu ngôn ngữ, xử lý thông tin nhanh chóng, thích nghi với hoàn cảnh một cách nhanh chóng, thậm chí có khả năng suy nghĩ, suy luận.

Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trí tuệ nhân tạo là mối đe doạ diệt vong lớn nhất của nhân loại