Tính đến ngày 7.5.2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134 nghìn tài khoản đăng ký; trên 7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 10 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp.

Trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia

09/05/2020, 17:46

Tính đến ngày 7.5.2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134 nghìn tài khoản đăng ký; trên 7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 10 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp.

Trang web của Cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh chụp màn hình

Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo đó, Cổng Dịch vụ công quốc gia là đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng.

Với một địa chỉ truy cập duy nhất (www.dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dùng có thể đăng nhập được tất cả các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh để thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Người dùng có thể theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết, và gửi phản ánh, kiến nghị mà không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.

Các thông tin, dữ liệu được chia sẻ, tái sử dụng, giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cơ quan.

Từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp ở thời điểm khai trương, đến nay trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 389 dịch vụ công trực tuyến (160 cho công dân, 229 cho doanh nghiệp). Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến, trong đó cho phép người dân, doanh nghiệp kê khai, nộp thuế điện tử, đề nghị gia hạn thuế, nộp phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khi giải quyết thủ tục hành chính và các dịch vụ công khác.

Tính đến ngày 7.5.2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134 nghìn tài khoản đăng ký; trên 7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 10 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp.

Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỉ đồng/năm; trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỉ đồng/năm. Đã tiếp nhận, xử lý 5.465 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và hoàn thành việc xử lý 4.297 phản ánh, kiến nghị.

Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử

Trong báo cáo của Văn phòng Chính phủ cũng nhắc tới việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử đã có một số kết quả đáng kể, giúp đổi mới lề lối làm việc trong nội bộ các cơ quan nhà nước. Cụ thể, được khai trương từ tháng 3.2019, Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và 63 địa phương.

Đến nay, gần 1,7 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia; theo tính toán sơ bộ, tiết kiệm được trên 1.200 tỉ đồng mỗi năm. Tổng số văn bản gửi, nhận trong tháng 3.2020 gấp 5 lần cùng kỳ năm 2019; trung bình mỗi tháng có khoảng 100.000 đến 150.000 văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) khai trương tháng 6.2019 đã phục vụ 15 hội nghị, phiên họp của Chính phủ (thay thế cho việc in ấn 51.000 tài liệu giấy) và thực hiện xử lý 330 Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, thay thế việc phát hành gần 53.000 Phiếu giấy, hồ sơ tài liệu kèm theo.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trên 55 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia