Dù Bộ Y tế chưa cho phép thực hiện phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc, nhưng hiện nay không ít cơ sở thẩm mỹ, thậm chí bệnh viện thẩm mỹ quảng cáo và thực hiện phương pháp này. Điều đáng nói, việc làm trên không chỉ vi phạm quy định mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho người làm đẹp.

Trẻ hóa da bằng tế bào gốc: Tiền mất tật mang

25/08/2020, 05:41

Dù Bộ Y tế chưa cho phép thực hiện phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc, nhưng hiện nay không ít cơ sở thẩm mỹ, thậm chí bệnh viện thẩm mỹ quảng cáo và thực hiện phương pháp này. Điều đáng nói, việc làm trên không chỉ vi phạm quy định mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho người làm đẹp.

Một phụ nữ làm trẻ hóa da bằng tế bào gốc bị biến chứng - Ảnh: L.A

Cách để trẻ hóa da bàn tay

Chất chiết xuất từ lá phong đỏ làm trẻ hóa da không thua kém botox

Làm đẹp da với dầu gấc

“Nát mặt” vì làm đẹp bằng tế bào gốc

Hiện nay rất nhiều thẩm mỹ viện, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ thực hiện phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc tự thân dù phương pháp này chưa được Bộ Y tế cho phép. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP.HCM, số lượng các thẩm mỹ viện, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ quảng cáo thực hiện phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc lên đến cả chục như: Bệnh viện Thẩm mỹ viện Medika (quận 10), Thẩm mỹ viện Gangwho (quận 10), Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (quận 3)…

Tuy nhiên, điều đáng nói là không ít những người làm đẹp bằng phương pháp “tế bào gốc” này đã phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”.

Theo Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, những tháng gần đây, trung bình mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận từ 5 đến 7 bệnh nhân bị tác dụng phụ, tai biến khi sử dụng các “sản phẩm tế bào gốc” dưới dạng tiêm, bôi, uống. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng mặt sưng phù, nổi nhiều nốt sẩn đỏ do tiêm tế bào gốc.

Chị N.T.H. (45 tuổi, ngụ tại quận 2) đến khám tai Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng mặt sưng phù, nhiều nốt bầm tím… Chị H. kể, trước đó 2 ngày, chị đến thẩm mỹ viện tại quận 2 và được nhân viên ở đây tư vấn tiêm tế bào gốc của Hàn Quốc để làm trẻ hóa ra. Sau tiêm 1 ngày mặt chị H. sưng phù, đau nhức.

Trong khi đó, chị V. (40 tuổi, ngụ quận 3) cho biết chị đến một spa trên địa bàn quận 3 để tiêm tế bào gốc nhằm giúp cho làn da được trẻ hóa. Tuy nhiên, sau khi tiêm mặt chị nổi đầy các nốt sẩn đỏ, mãi không tan, mất thẩm mỹ nên chị đến bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp.

ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết hiện nay phần lớn những sản phẩm mà thẩm mỹ viện, spa tiêm cho người làm đẹp được dán nhãn “tế bào gốc”, nhưng thật chất không hề có bất cứ một tế bào gốc sống nào trong sản phẩm. Nguyên nhân gây ra tai biến là do các thành phần có trong sản phẩm tiêm vào da gây phản ứng trên cơ thể.

“Việc điều trị những tai biến này mất rất nhiều thời gian và chi phí, có nhiều trường hợp phục hồi không hoàn toàn để lại di chứng trên da. Do đó, các chị em trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thẩm mỹ nói chung và sản phẩm tế bào gốc nói riêng, cần tham khảo ý kiến chuyên gia ở các cơ sở y tế uy tín và được cấp phép để tránh “tiền mất tật mang”, bác sĩ Tú khuyến cáo.

Công nghệ tế bào gốc không an toàn trong làm đẹp

Theo bác sĩ Ánh Tú, trong nhiều năm gần đây rộ lên phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, chưa có cơ sở y tế nào được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ.

Tại một số nước trên thế giới, có nghiên cứu ứng dụng tế bào trong điều trị các bệnh lý da miễn dịch và hệ thống như: vảy nến, xơ cứng bì hệ thống, ly thượng bì bóng nước, ung thư da… Riêng trong lĩnh vực thẩm mỹ, tế bào gốc cũng được nghiên cứu để điều trị tình trạng lão hóa da, sẹo xấu, sẹo bỏng... Việc ứng dụng tế bào gốc trong da liễu nói chung và thẩm mỹ, chăm sóc da nói riêng vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, để có nhiều chứng cứ khoa học rõ ràng về hiệu quả, tính an toàn của tế bào gốc trước khi áp dụng điều trị rộng rãi cho bệnh nhân.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều “sản phẩm tế bào gốc” với giá cả khác nhau, từ vài trăm ngàn đến cả trăm triệu đồng. Bác sĩ Ánh Tú cho rằng, với sản phẩm tế bào gốc không thể có giá vài trăm nghìn đồng. Bởi việc chiết tách tế bào gốc ra rất công phu và phức tạp, bao gồm quay ly tâm, ly giải hồng cầu và collagen, rửa, phân đoạn mô đệm mạch (stromal vascular fraction, SVF)... Môi trường nuôi cấy của các tế bào gốc cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như phải đảm bảo vô trùng, phải bảo quản ở nhiệt độ từ âm 80 độ C...

“Ngay cả những sản phẩm có chứa tế bào gốc, việc tiêm vào cơ thể cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các trường hợp chiết tách tế bào gốc cùng loại mô, nhưng có nguồn gốc từ những người khác nhau có thể gây ra phản ứng dị ứng, hay nặng hơn là tình trạng thải mảnh ghép khởi phát sau nhiều năm điều trị. Đặc biệt, phản ứng dị ứng vẫn có thể xảy ra ngay trong trường hợp lấy tế bào gốc từ cơ thể của một người và sử dụng cho chính người đó. Do đó nguy cơ dị ứng đến từ các thành phần, hợp chất trong quá trình nuôi cấy. Đó là chưa kể, khi tiêm tế bào gốc vào cơ thể, chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn được sự phát triển, và biệt hóa của các tế bào gốc sẽ diễn ra trong cơ thể như thế nào, dẫn đến việc xuất hiện các khối u thứ phát. Vì vậy, công nghệ tế bào gốc không an toàn 100% như quảng cáo”, bác sĩ Ánh Tú nhấn mạnh.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ hóa da bằng tế bào gốc: Tiền mất tật mang