Ung thư đang đe dọa mọi người mọi nhà, nó trở thành căn bệnh đáng sợ nhất hiện nay của nhân loại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư “chết người” tuy nhiên một vài yếu tố lại có thể nằm trong tầm kiểm soát của chính các bà nội trợ. Tiêu biểu như chế độ ăn uống, thói quen sử dụng vật dụng, lối sống hàng ngày.

Tránh ung thư ngay trong ‘xó bếp’ cho gia đình bạn

Thùy Vân | 08/09/2016, 12:35

Ung thư đang đe dọa mọi người mọi nhà, nó trở thành căn bệnh đáng sợ nhất hiện nay của nhân loại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư “chết người” tuy nhiên một vài yếu tố lại có thể nằm trong tầm kiểm soát của chính các bà nội trợ. Tiêu biểu như chế độ ăn uống, thói quen sử dụng vật dụng, lối sống hàng ngày.

Tái sử dụng đồ nhựa

Thói quen các bà nội trợ thường hay ‘tiếc của’ giữ lại các chai lọ, hộp nhựa đã qua sử dụng, ngoài khả năng lưu giữ ổ vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ mà còn có nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại, ngấm vào nước uống, thực phẩm.

Không nên tái sử dụng đồ nhựa

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo. “Bát, hộp nhựa sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, đối với những loại nhựa kém chất lượng, quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA – đây là chất độc gây ra một số bệnh như: Vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, người dân cần phải cảnh giác với những sản phẩm như: Cốc, bát, thìa, dĩa, ống hút nhựa…, nhất là những sản phẩm dùng một lần và những sản phẩm không rõ nguồn gốc”.

Thớt gỗ

Theo thông tin từ một trang web nước ngoài, cả gia đình 4 người đang sống ở bắc Kinh đều bị ung thư gan giai đoạn cuối do sử dụng thớt gỗ để cắt thức ăn.Các chuyên gia cho biết:

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Thớt gỗ là vật dụng nhà bếp quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên chúng lại ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, các bà nội trợphải nắm được những phương pháp diệt khuẩn khoa học. Tốt nhất là nên đem chúng phơi nắng sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ, phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời.

Đũa mốc

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đũa thường làm bằng tre, gỗ, lại thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Bảo quản không tốt, đũa sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan. Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thì loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.

Làm khô đũa rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến đũa dễ bị mốc. Chỉ sau một ngày sử dụng, các vi sinh vật có hại xâm nhập, nấm mốc sinh sôi.

Lời khuyên cho các bà nội trợ là đừng để bát đũa ăn xong không rửa ngay. Rửa đũa bằng cách lấy khăn vuốt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để đũa không mất đi lớp sơn phủ bảo vệ.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn

Ngoài một sốt thói quen trên các bà nội trợ cũng nên tránh một số món ăn này trong gia đình của mình như các loại thịt được chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, thịt hun khói có chứa hóa chất và chất bảo quản như natri nitrat gây hại cho sức khỏe người dùng.Nghiên cứu năm 2008 công bố trên tờ tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư cho biết, ăn nhiều món ăn chế biến sẵn từ thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết và tuyến tiền liệt.

Cà chua đóng hộp, vì nồng độ axit trong cà chua đóng hộp rất cao cộng thêm các chất bảo quản gây hại cho dạ dày. Thay vì dùng cà chua chế biến sẵn bạn nên sử dụng cà chua hữu cơ càng tươi càng tốt. Người viêm dạ dày nên hạn chế đồ ăn này.

Ngoài ra hạn chế cho gia đình mình ăn khoai tây chiên vì khi chiên khoai tây chiênở nhiệt độ cao các chất dinh dưỡng trong khoai tây sẽ biến mất và hình thành lên các chất gây ung thư nổi tiếng được tìm thấy trong thuốc lá có tên Acrylamide. Nghiên cứu vào năm 2006 đã công bố, chế độ ăn uống hàng ngày có hấp thụ chất acrylamide nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh ung thư buồng trường, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt, vú.

Tịnh Thu (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tránh ung thư ngay trong ‘xó bếp’ cho gia đình bạn