Thỏa thuận giữa Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan nhằm hạn chế xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc dẫn đến cuộc tranh luận về mức độ tác động đến nỗ lực tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh, với hàng tỉ USD các khoản đầu tư bị đe dọa.

Tranh luận về tác động của thỏa thuận giữa Mỹ - Nhật - Hà Lan đến ngành chip Trung Quốc

Sơn Vân | 30/01/2023, 23:02

Thỏa thuận giữa Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan nhằm hạn chế xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc dẫn đến cuộc tranh luận về mức độ tác động đến nỗ lực tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh, với hàng tỉ USD các khoản đầu tư bị đe dọa.

Thỏa thuận đó đã đạt được trong các cuộc đàm phán kết thúc ở Mỹ vào ngày 27.1, tạo ra một liên minh mạnh mẽ nhằm cắt giảm tham vọng của Trung Quốc trong việc xây dựng năng lực chip nội địa, theo một báo cáo từ Bloomberg, trích dẫn những người quen thuộc với các cuộc đàm phán.

Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được biết đến. Theo báo cáo, không có kế hoạch thông báo công khai về các hạn chế và việc triển khai thực tế có thể mất vài tháng khi Nhật Bản và Hà Lan hoàn tất các thỏa thuận pháp lý.

Mao Ning, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết hôm 30.1 tại cuộc họp ngắn rằng thỏa thuận do Mỹ dẫn đầu không chỉ gây hại cho tất cả các bên liên quan mà còn đe dọa sự ổn định của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Một lãnh đạo Naura Technology Group cho biết liên minh mới thể hiện sự leo thang đáng kể từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đơn phương của Mỹ, đặc biệt nếu bất kỳ thiết bị xử lý in thạch bản 28 nanomet nào trên thị trường bị đưa vào lệnh cấm. Naura Technology Group là nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc.

Quá trình sản xuất chip thương mại sử dụng máy móc quy trình 28 nanomet bắt đầu vào năm 2011. Chip 28 nanomet được sử dụng trên nhiều ứng dụng, bao gồm bộ xử lý trung tâm, bộ xử lý đồ họa, chip mạng tốc độ cao và mạch tích hợp cung cấp năng lượng cho smartphone, máy tính bảng và các thiết bị điện tử dân dụng khác.

Theo báo cáo từ nhà phân tích Edison Lee của hãng Jefferies hôm 30.1, thiết bị in khắc tia cực tím, sử dụng công nghệ laser để khắc một mạch được thiết kế sẵn lên một đĩa bán dẫn (wafer), là trung tâm của hiệp ước kiểm soát xuất khẩu chung giữa ba nước.

ASML (Hà Lan) thống trị thị trường này, với gần 90% thị phần nhờ vào các máy quang khắc cực tím (EUV) cực kỳ tiên tiến của mình.

EUV là thứ bắt buộc phải có với công nghệ bán dẫn 5 nanomet trở xuống và Hà Lan đã đồng ý không bán EUV cho Trung Quốc kể từ năm 2019”, Edison Lee nói.

ASML đã xác nhận trong một tuyên bố hôm 29.1 rằng phạm vi kiểm soát xuất khẩu đã được thống nhất có thể vượt xa công nghệ in thạch bản tiên tiến. Công ty Hà Lan cho biết trước khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có hiệu lực, “nó phải được quy định chi tiết và triển khai thành luật, việc này sẽ mất thời gian”.

Các nhà cung cấp thiết bị in thạch bản thay thế là Nikon Corp và Canon của Nhật Bản, vốn sản xuất các hệ thống in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) kém tiên tiến hơn ASML. Có một số phiên bản DUV và phiên bản tiên tiến nhất được gọi là ArF Immersion DUV, cho phép các nút xử lý công nghệ chip trong khoảng từ 45 nanomet đến 7 nanomet.

Nếu ArF Immersion DUV bị hạn chế 100% không được bán cho Trung Quốc, các xưởng đúc chip ở Trung Quốc như Semiconductor Manufacturing International Corp, Hua Hong Semiconductor, Shanghai Huali Microelectronics Corp và ChangXin Memory Technologies “sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng công suất ở các nút trưởng thành” như 28 nanomet, Edison Lee nói.

Edison Lee chỉ ra rằng nếu lệnh cấm chỉ áp dụng cho công nghệ xử lý chip 14 nanomet trở xuống thì “có thể khó thực thi vì việc theo dõi những gì máy được sử dụng theo thời gian là một thách thức”.

tranh-luan-ve-hiep-uoc-my-nhat-ha-lan-gay-thiet-hai-cho-ngang-chip-trung-quoc.jpg
Chưa có thông báo công khai về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan thống nhất - Ảnh: Shutterstock

Đồng tình với nhận xét đó, Nicolas Gaudois, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ châu Á - Thái Bình Dương tại UBS (ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ), cho biết: “Thật khó để các công ty cung cấp thiết bị sản xuất chip chứng minh rằng máy móc được vận chuyển thực sự không rơi vào phạm vi hạn chế”.

Suy đoán về thỏa thuận giữa Mỹ - Nhật Bản - Hà Lan phản ánh sự không chắc chắn ngày càng gia tăng với tham vọng bán dẫn của Trung Quốc, vài tháng sau khi chính quyền ông Biden triển khai các bản cập nhật nhằm hạn chế hơn nữa khả năng của Bắc Kinh trong việc có được chip tiên tiến, phát triển và bảo trì siêu máy tính cũng như sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.

Jefferies Lee nhận định: “Chúng tôi tin rằng việc thiếu các thông báo chính thức và thông tin chi tiết có thể đồng nghĩa Nhật Bản và Hà Lan mới chỉ đồng ý về nguyên tắc chứ chưa đi vào chi tiết. Điểm vướng mắc lớn nhất có thể là loại máy in thạch bản nào nên bị hạn chế”.

Theo Arisa Liu, nhà nghiên cứu chất bán dẫn cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, những hạn chế hơn nữa với DUV có thể làm giảm sản lượng của Trung Quốc trong các công nghệ chip trưởng thành.

Tuy nhiên, nhập khẩu máy in thạch bản của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 4 tỉ USD vào năm 2022, tăng từ 1,3 tỉ USD vào 2017, theo báo cáo của Jefferies.

Báo cáo cho biết số liệu thống kê nhập khẩu chỉ ra Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nhà cung cấp Nhật Bản, với nhập khẩu máy in thạch bản từ họ tăng từ 27% vào năm 2017 lên 33% trong năm ngoái.

Bài liên quan
Nhà sản xuất chip nhớ số 1 Trung Quốc gặp thách thức về đổi mới khi bị Mỹ trừng phạt
Chuyên gia về chip đã ca ngợi YMTC vì sự đổi mới vượt trội so với đối thủ, nhưng cảnh báo Trung Quốc cần chuyển hướng tập trung sang phát triển công nghệ trưởng thành sau khi Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ bán dẫn hàng đầu tới nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh luận về tác động của thỏa thuận giữa Mỹ - Nhật - Hà Lan đến ngành chip Trung Quốc