Bộ Tài chính đưa ra yêu cầu giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh...

Tranh cãi việc làm sếp công ty đòi nợ thuê phải có bằng đại học

tuyetnhung | 22/06/2018, 20:26

Bộ Tài chính đưa ra yêu cầu giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh...

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Trong đó quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỉ đồng. Đồng thời, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; chưa từng bị kết án.

Dự thảo cũng quy định người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện như: Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Bên cạnh đó không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi như chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Quy định trên đang vấp phải sự phản ứng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Cụ thể, VCCI đặt câu hỏi: "Ở đây không rõ tại sao doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ lại phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định? Nếu không có đủ nguồn vốn này thì các lợi ích công cộng nào sẽ bị tác động? Không nhận thấy tác động đáng kể nào từ hoạt động kinh doanh này liên quan đến lợi ích công cộng".

Bởi, cơ quan này cho rằng xét bản chất, mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ được xác lập trên cơ sở các thỏa thuận tư. Những rủi ro phát sinh từ hoạt động đòi nợ, như doanh nghiệp đòi nợ không trả lại số tiền nợ đã đòi được từ con nợ cho chủ nợ, thì sẽ được giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng của hai bên. Do đó, khoản tiền vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ. Đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỉđồng.

Vì vậy, việc áp đặt điều kiện về vốn ban đầu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là chưa hợp lý, rất ít ý nghĩa thực tiễn trong khi lại là cản trở đáng kể việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đề nghị bỏ các điều kiện về trình độ của người quản lý, giám đốc chi nhánh, người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP), do không nhận thấy bất kỳ đặc thù nào về trình độ chuyên môn của hoạt động kinh doanh này so với các ngành, nghề kinh doanh thông thường nào khác.

Theo VCCI, nếu mục tiêu của quy định về điều kiện nhân lực của hoạt động kinh doanh này là nhằm hướng tới đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì đây không phải là mục tiêu phù hợp khi quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định tại Luật đầu tư 2014. Thay vào đó, VCCI đề nghị quản lý theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự chứ không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện về tài chính.

"Hiện nay, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được xác định là ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Từ các lý do trên, đề nghị bỏ toàn bộ các điều kiện kinh doanh đang thiết kế tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP đối với dịch vụ này và áp dụng quy định điều kiện tại Nghị định 96 về an ninh trật tự", VCC đề nghị

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi việc làm sếp công ty đòi nợ thuê phải có bằng đại học