Liên quan đến việc Trang Pháp hủy show MTV Connection, ngoài những tranh cãi liên quan đến Sơn Tùng M-TP thì chuyện ca sĩ hay BTC chịu trách nhiệm xin phép và đóng phí tác quyền cho ca khúc cũng là một vấn đề đáng bàn luận.

Tranh cãi giữa Trang Pháp và MTV: Trung tâm bảo vệ tác quyền nói gì?

bai cao | 29/10/2016, 10:00

Liên quan đến việc Trang Pháp hủy show MTV Connection, ngoài những tranh cãi liên quan đến Sơn Tùng M-TP thì chuyện ca sĩ hay BTC chịu trách nhiệm xin phép và đóng phí tác quyền cho ca khúc cũng là một vấn đề đáng bàn luận.

Liên tiếp hai ngày qua, chuyệnTrang Phápbất ngờ hủy showMTV Connectionvới lý do liên quan đếnSơn Tùng M-TP đã gây ồn ào dư luận, nhất là khi các bên liên tục đưa ra những lý lẽ cho rằng mình đúng. Theo đó, BTCMTV Connectionđã yêu cầuTrang Pháp cung cấp các giấy tờ liên quan, chứng minh quyền cover hợp pháp ca khúcWe don't talk anymorecủaCharlie Puth để biểu diễn trên sân khấu có yếu tố thương mại còn Trang Pháp thì cho rằngphía BTC có nhiệm vụ xin phép và đóng chi phí quyền tác giả cho tác giả các ca khúc sẽ xuất hiện trong chương trình.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC).

* Liên quan đến những tranh cãi giữa ca sĩ Trang Pháp và BTCMTV Connection, dựa trên những lý lẽ và điều khoản về luật biểu diễn mà cả hai bên dẫn ra, ông có thể cho biết bên nào đúng và bên nào sai?

- Ông Đinh Trung Cẩn: Phó giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, kiêm Giám đốc chi nhánh phía Nam:Nếu dẫn chiếu theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ mà BTC và Trang Pháp dẫn chiếu theo quy định của Nghị định 15/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang… thì cả hai đều đúng, nếu:

+ Theo ý kiến của BTC, nếu Trang Pháp là tác giả của phần lời Việt được viết dựa trên bản gốc tác phẩmWe don't talk annymore(adaptation - phái sinh)thì Trang Pháp phải có nghĩa vụ xin phép tác giả hoặc đại diện tác giả để viết lời mới dựa trên tác phẩm đó là đúng với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 và quy định tại khoản 3 Điều 20 của luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, được sửa đổi năm 2009 và quy định của các tổ chức xuất bản quốc tế (publisher).

+ Trường hợp nếu Trang Pháp không phải là tác giả của tác phẩm phái sinh từ tác phẩmWe don't talk annymore, theo ý kiến của Trang Pháp dẫn chiếu theo khoản 2b Điều 7 của Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang… thì các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải có trách nhiệm thực hiện quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được sử dụng để biểu diễn trong chương trình của mình tổ chức.

Trang Pháp là người biểu diễn và là người được mời thể hiện tác phẩm nêu trên trong chương trình do BTC thực hiện thì Trang Pháp chỉ được hưởng tiền thù lao biểu diễn nên Trang Pháp không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm do mình biểu diễn là đúng.

Như đã trình bày ở trên, khi muốn làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc thì phải xin phép và trả tiền sử dụng quyền làm tác phẩm phái sinh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của luật Sở hữu trí tuệvà khoản 2, 3 Điều 20 của luật Sở hữu trí tuệ hiện hành trước khi sử dụng để biểu diễn hoặc sao chép tác phẩm...

Sau khi tác phẩm đã được phái sinh hợp pháp thì khi sử dụng để biểu diễn, phát hành băng đĩa thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả gốc và tác giả phái sinh (hoặc các tổ chức đại diện cho các tác giả như VCPMC) cho các hình thức sử dụng theo nhu cầu của các đơn vị.

* Xin ông nói rõ thêm, như thế nào là một tác phẩm phái sinh (adaptation)?

- Theo luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Chúng ta hay gọi là cover nhưng nước ngoài gọi làadaptation (phái sinh). Khi chúng tôi làm việc với tổ chức quốc tế cũng dùng từadaptation chứ không dùng từ cover.

Cover là "phái sinh" lại phần lời hoặc phần nhạc hoặc cả hai hoặc phái sinh một phần tác phẩm (chẳng hạn chỉ lấy một đoạn nhạc trong tác phẩm gốc kết hợp thêm với ý tưởng mới để làm nên một tác phẩm mới). Những ca khúc nước ngoài khi dịch sang lời Việt, một số từ ngữ không còn chính xác với tác phẩm gốc dù phần nhạc vẫn theo tác phẩm gốc thì cũng gọi là phái sinh.

* Vậy một ca sĩ Việt Nam nếu muốn cover và sử dụng ca khúc nước ngoài để biểu diễn thì vấn đề tác quyền sẽ được thực hiện như thế nào?

- Đối với các tác phẩm âm nhạc quốc tế nói chung và tác phẩmWe don't talk annymorenóiriêng, khi sử dụng để làm tác phẩm phái sinh (adaptaion) phải xin phép tác giả theo quy định của các tổ chức quốc tế, bao gồm hồ sơ như sau:

- Bản gốc tác phẩm sẽ làm tác phẩm phái sinh.

- Lời Việt của bản nhạc đã được phái sinh dịch sang tiếng Anh.

- Hình thức sử dụng là gì?

Tất cả các yêu cầu này sẽ gửi về bộ phận cấp phép của Trung tâm để đối soát sau đó chuyển thông tin nêu trên đến tổ chức quốc tế (Publisher) nhằm xin phép và yêu cầu báo mức nhuận bút cụ thể. Sau khi có thông tin cho phép, mức nhuận bút từ các tổ chức kiểm soát quốc tế, Trung tâm sẽ thông báo cho các đơn vị, cá nhân biết để thực hiện ký kết hợp đồng nếu đồng ý sử dụng.

Nếu ca sĩ không phải là tác giả phái sinh các tác phẩm nêu trên thì việc ca sĩ biểu diễn các tác phẩm này cũng giống như những tác phẩm bình thường khác. Còn nếu ca sĩ là tác giả đối với tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm gốc quốc tế (bao gồm các tác phẩm âm nhạc Việt Nam) đều phải xin phép tác giả hoặc tổ chức đại diện tác giả.

* Còn tác quyền của các ca khúc gốc (không phái sinh) trong những show diễn, chương trình truyền hình thì như thế nào?

- Trước nay, quyền tác giả các ca khúc nước ngoài để biểu diễn trong các chương trình phát trên truyền hình và không phát trên truyền hình cũng tương tự như sử dụng tác phẩm Việt Nam. Mức tác quyền của hai hình thức này tùy thuộc vào việc chương trình tổ chức biểu diễn có bán vé hoặc không bán vé, có tài trợ, quảng cáo. Và mức tác quyền này được quy định tại biểu mức nhuận bút của Trung tâm trên website www.vcpmc.org .

Trang Pháp bật lại BTCMTV Connection

Những tranh cãi vừa quabắt đầu khi Trang Pháp bất ngờ có chia sẻ khá dài trên trang cá nhân hôm 26.10. Theo đó, nữ ca sĩ cho biết cách đây một tháng, cô đã nhận lời BTC chương trìnhMTV Connectionđể xuất hiện trong đêm nhạc diễn ra tối 27.10. Trong chương trình, Trang Pháp dự định biểu diễn 3 ca khúc:Chỉ là, Giấuvà cover bàiWe don't talk anymore.

Tuy nhiên, đến hôm 25.10 (tức hai ngày trước đêm diễn), nữ ca sĩ bất ngờ nhận được cuộc gọi từ MTV cho rằng phía Sơn Tùng M-TP yêu cầu cô không được hát ca khúcWe don't talk anymorevì nam ca sĩ gốc Thái Bình dự định hátChúng ta không thuộc về nhau. Cho rằng điều này là "quá đáng", Trang Pháp kiên quyết không đổi ca khúc, xin phép chương trình hủy diễn và sẵn sàng đền hợp đồng 300%.

Sau chia sẻ đầy bức xúc của Trang Pháp, mạng xã hội đã "nổ" ra tranh cãi nảy lửa về chuyện ai đúng, ai sai. Trong khi Sơn Tùng M-TP hoàn toàn im lặng về vấn đề này thì nhiều fan của anh lập tức lên tiếng bênh vực thần tượng và "ném đá" Trang Pháp.

Ngay sau đó, ban tổ chứcMTV Connectionđã gửi đi một thông cáo báo chí cho rằng đây là "sự cố ngoài ý muốn" đồng thời khẳng địnhphía công ty quản lý của Sơn Tùng M-TP không đề cập và có bất kỳ ý kiến nào về danh sách bài hát Trang Pháp đăng ký trình bày.

"Trong quá trình biên tập âm nhạc cho chương trình, để đảm bảo nội dung chương trình cũng như quyền lợi của nghệ sĩ, BTCMTV Connectioncó yêu cầu hai ca sĩ Trang Pháp và Sơn Tùng M-TP cân nhắc việc biểu diễn hoặc thay đổi 2 bài hátChúng ta không thuộc về nhau-Sơn Tùng M-TP vàWe don't talk anymore-Trang Pháp (cover) vì tính nhạy cảm của hai ca khúc. Tuy nhiên, từ phía Sơn Tùng M-TP lẫn Trang Pháp đều nhấn mạnh không muốn thay đổi danh sách bài hát trong chương trình", trích thông cáo báo chí của MTV.

BTC cho rằng họ từngyêu cầu Trang Pháp cung cấp các giấy tờ liên quan, chứng minh quyền cover hợp pháp ca khúcWe don't talk anymorecủaCharlie Puth để biểu diễn trên sân khấu có yếu tố thương mại nhưng phía Trang Pháp đã không cung cấp các giấy tờ cần thiết và đơn phương từ chối tham gia chương trình vào phút chót trên Facebook cá nhân.

Những tưởng các chia sẻ của BTC đã phần nào xoa dịu hai bên và dư luận thì tối 27.10, Trang Pháp tiếp tục có những chia sẻ "bật" lại BTCMTV Connection.

Phía Trang Pháp cho rằng những thông tin phía MTV Việt Nam đưa ra liên quan tới cá nhân Trang Pháp là “hoàn toàn sai sự thật”. Theo đó, việc MTV yêu cầu Trang Pháp cung cấp các giấy tờ liên quan chứng minh quyền cover hợp pháp ca khúcWe don't talk anymorecủa Charlie Puth trước một ngày sự kiện diễn ra (tức ngày 26.10) để hoàn thiện pháp lý cho buổi biểu diễn là “hoàn toàn bất hợp lý”.

"Theo đúng luật, phía BTCMTV Connectionđã phải cung cấp danh sách bài hát mà Trang Pháp biểu diễn cho Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM ít nhất trước ngày 22.10 để xin giấy phép tổ chức, chứ không phải vào ngày 26.10. Thế nên, việc yêu cầu Trang Pháp cung cấp các giấy tờ liên quan chứng minh quyền cover hợp pháp ca khúcWe don't talk anymorecủa Charlie Puth một ngày trước show diễn để hoàn thiện pháp lý cho buổi biểu diễn là điều hoàn toàn không hợp lý", Trang Pháp bức xúc.

Nữ ca sĩ cũng dẫn ra theo khoản 2b Điều 7 của Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang... thì trách nhiệm của người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu là thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.

"Như vậy, phía BTCMTV Connectioncó nhiệm vụ xin phép và đóng chi phí quyền tác giả cho tác giả các ca khúc sẽ xuất hiện trong chương trình tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Việt Nam đối với những tác giả ký giấy ủy quyền tác phẩm của mình cho Trung tâm", Trang Pháp nêu rõ.

Ngoài ra, nữ ca sĩ cũng khẳng định nguyên văn mà cô nhận được từ phía người sản xuất chương trình là "Sơn Tùng sẽ diễn ca khúcChúng ta không thuộc về nhaunên bên bạn ấy muốn em đổi ca khúcWe don't talk anymore".

Liên quan đến việc này, ca sĩ Hoàng Bách cũng chia sẻ trên trang cá nhận rằng việcMTV yêu cầu Trang Pháp cung cấp giấy tờ chứng minh quyền coverWe don't talk anymorevài ngày trước khi chương trình diễn ra cũng không đúng với thông lệ tổ chức show ca nhạc ở Việt Nam.

"Thông thường, ở các chương trình có truyền hình, BTC mới là đơn vị phải xin giấy phép biểu diễn (trước show nhiều ngày) và trong giấy phép đó thường phải có tác quyền tất cả các bài hát trong show", Hoàng Bách chia sẻ.

Theo TNO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi giữa Trang Pháp và MTV: Trung tâm bảo vệ tác quyền nói gì?