Thủ tướng Anh dự kiến ​​sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo quyền lực nhất EU (Liên minh châu Âu) trong nỗ lực tránh các lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca sản xuất ở khối này.

Trận chiến giành vắc xin COVID-19 của Anh và EU thêm căng thẳng, AstraZeneca bị đổ lỗi

Nhân Hoàng | 22/03/2021, 18:50

Thủ tướng Anh dự kiến ​​sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo quyền lực nhất EU (Liên minh châu Âu) trong nỗ lực tránh các lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca sản xuất ở khối này.

Vương quốc Anh không đáng trách. EU không đáng trách. Đó là về việc mọi người tìm được thỏa thuận với một công ty đã bán quá mức năng lực sản xuất của mình. AstraZeneca phải cung cấp liều lượng cho các khách hàng ở EU của mình”, một quan chức EU đổ lỗi cho hãng dược AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) vì có thể không cung cấp đầy đủ hơn 90 triệu liều vắc xin cho khối này như cam kết trong quý 1/2021.

Sau khi thua xa Anh và Mỹ thời hậu Brexit trong việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca sản xuất ở khối này sang Anh tại một hội nghị thượng đỉnh hôm 25.3.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson dự kiến ​​sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo quyền lực nhất của EU, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong một nỗ lực để tránh khỏi các lệnh cấm của khối này.

Sẽ tiếp tục có một số cuộc trò chuyện mạnh mẽ với EU về tầm quan trọng của việc không có những sự ngăn chặn như vậy xảy ra. Điều thực sự quan trọng là các công ty có thể hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng của họ”, Helen Whately, Thứ trưởng Bộ trưởng Y tế Anh, nói với đài LBC.

Rời khỏi EU vào ngày 31.12.2020, Anh đã nhiều lần cảnh báo với EU rằng việc vi phạm luật hợp đồng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn chưa nêu cụ thể sẽ như thế nào.

AstraZeneca đã nói với EU rằng Vương quốc Anh đang sử dụng một điều khoản trong hợp đồng cung cấp nhằm ngăn cản việc xuất khẩu vắc xin của họ, cho đến khi thị trường Anh được phục vụ đầy đủ, theo các quan chức EU.

Trong khi Pháp, Đức và Ý ủng hộ rộng rãi việc thắt chặt hạn chế xuất khẩu hơn với những ai không đáp lại, các quốc gia gồm Hà Lan, Bỉ và Ireland lại thận trọng hơn về việc cắt đứt với Anh.

Đến nay, EU đã chặn một lô hàng vắc xin AstraZeneca đến Úc.

Một quan chức EU nói với Reuters hôm 21.3 rằng khối này bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Anh về việc vận chuyển vắc xin AstraZeneca được sản xuất tại một nhà máy ở Hà Lan.

Người Anh khăng khăng rằng nhà máy Halix ở Hà Lan phải cung cấp vắc xin được sản xuất ở đó cho họ. Điều này không được”, quan chức này nói với Reuters.

Nhà máy có trụ sở tại Leiden (Hà Lan), do nhà thầu phụ Halix điều hành, được liệt kê là nhà cung cấp vắc xin trong cả hai hợp đồng mà AstraZeneca đã ký với Anh và EU.

Những gì được sản xuất ở Halix phải đến EU”, quan chức này nói thêm.

AstraZeneca vẫn chưa tìm kiếm sự chấp thuận ở EU cho vắc xin sản xuất tại Halix, nhưng quan chức và một nguồn tin thứ hai của EU cho biết yêu cầu đã được thực hiện. Nếu không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý, vắc xin AstraZeneca sản xuất tại Halix không thể được sử dụng ở EU.

anh-va-eu-xay-ra-cuoc-chien-vi-tranh-gianh-vac-xin-astrazeneca.jpg
Anh tìm cách tránh lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca được sản xuất ở EU

Tính đến ngày 20.3, Vương quốc Anh đã tiêm gần 44 loại vắc xin cho mỗi 100 người, trong khi EU đã tiêm gần 13 mũi cho mỗi 100 người, theo dữ liệu công khai do trang web Our World In Data tổng hợp.

Hôm 21.3, Anh đã cảnh báo EU về lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca nếu khối này không nhận đủ lượng cung cấp đã cam kết, cho rằng động thái như vậy sẽ "phản tác dụng".

Bộ trưởng Quốc phòng Anh - Ben Wallace khẳng định thế giới đang theo dõi cách EU phản ứng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vắc xin từ AstraZeneca và rằng danh tiếng của EU đang bị ảnh hưởng.

Ben Wallace bình luận điều này 1 ngày sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Ursula von der Leyen một lần nữa cảnh báo sẽ đưa ra lệnh cấm trừ phi AstraZeneca cung cấp hơn 90 triệu liều vắc xin cho EU như đã cam kết trong quý 1/2021.

Ben Wallace cho rằng việc tìm cách "phân chia hoặc xây tường" quanh việc sản xuất vắc xin AstraZeneca sẽ ảnh hưởng xấu đến công dân của cả Anh và EU.

Tranh cãi tiếp diễn giữa Anh và EU liên quan đến vắc xin AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh chương trình chủng ngừa ở Anh đã đạt mức cao mới, còn EU gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng cũng như làn sóng dịch thứ ba đang khiến nhiều quốc gia thành viên phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa và hạn chế.

Indonesia, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp hôm 19.3 đã bắt đầu thúc đẩy tiêm AstraZeneca trở lại sau cuộc điều tra của Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) về khoảng 30 trường hợp đông máu não hiếm gặp trong số 20 triệu người được tiêm vắc xin này ở Anh và EU.

EMA đã đưa ra kết luận rõ ràng rằng lợi ích của vắc xin trong việc bảo vệ mọi người khỏi tử vong hoặc nhập viện liên quan đến coronavirus lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, EMA cùng Cơ quan Quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) cho biết mối liên hệ giữa các trường hợp đông máu não hiếm gặp với tiêm vắc xin không thể loại trừ dứt điểm và sẽ tiếp tục giám sát.

Đây là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Nếu là tôi, tôi sẽ tiêm vào ngày mai”, Giám đốc EMA - Emer Cooke nói trong một cuộc họp báo hôm 17.3.

WHO trở thành cơ quan y tế công cộng mới nhất xác nhận việc nên tiêm chủng, cho biết rằng dữ liệu hiện có không chỉ ra bất kỳ sự gia tăng tổng thể nào về tình trạng đông máu. WHO nói sẽ tiếp tục theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào.

Điều này được đưa ra sau khi ủy ban cố vấn vắc xin của WHO xem xét.

Bài liên quan
Đức, Ý, TBN, Hà Lan, Indonesia tiêm vắc xin AstraZeneca trở lại, Anh điều tra các trường hợp đông máu não
Châu Âu đã thúc đẩy việc tiêm vắc xin COVID-19 trở lại đúng tiến độ sau khi các cơ quan quản lý thuốc của EU, Anh cho biết lợi ích của việc tiêm AstraZeneca vượt qua mọi rủi ro và Tổ chức Y tế Thế giới đã ủng hộ việc này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trận chiến giành vắc xin COVID-19 của Anh và EU thêm căng thẳng, AstraZeneca bị đổ lỗi