Các tờ báo Pháp đã chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron, cho rằng quyết định của chính phủ đặt hàng triệu người ở Paris và các vùng phía bắc nước Pháp vào cuộc chiến mới là "thừa nhận thất bại".

Báo Pháp đua nhau vùi dập Tổng thống Macron vì đình chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca, phong tỏa Paris

Nhân Hoàng | 20/03/2021, 19:13

Các tờ báo Pháp đã chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron, cho rằng quyết định của chính phủ đặt hàng triệu người ở Paris và các vùng phía bắc nước Pháp vào cuộc chiến mới là "thừa nhận thất bại".

Các tờ báo Pháp đã chỉ trích Emmanuel Macron về cách phản ứng với đại dịch khó hiểu và đổ lỗi cho ông về sự cố vắc xin AstraZeneca.

Phát biểu trên đài truyền hình France24, nhà phê bình báo chí Alison Sargent đã thảo luận về cách "các tờ báo Pháp thực sự thống nhất" trong việc chỉ trích cách xử lý của ông Macron với COVID-19. Điều này diễn ra sau quyết định của Pháp về việc áp đặt lệnh phong tỏa mới với Paris và các khu vực phía bắc nước Pháp 1 tháng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng.

bao-phap-dua-nhau-vui-dap-tong-thong-macron.jpg
Báo chí đồng loạt chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron vì cách xử lý với COVID-19

Bà Alison Sargent lưu ý rằng tiêu đề bài viết trên tờ Libération là "Fu**, một tháng...".

Alison Sargent nói: “Phản ứng của Libération về vụ phong tỏa tóm tắt cảm xúc của tất cả chúng tôi. Với những người không nói tiếng Pháp, tôi thực sự không thể dịch tất cả tiêu đề này cho bạn vì chúng ta sẽ phải chửi tục”.

"Tờ báo của cánh tả hôm qua viết rằng việc phong tỏa là một sự thừa nhận thất bại từ chính phủ, ngay cả khi họ tiếp tục nhấn mạnh rằng chiến lược của Pháp để giữ thủ đô bị phong tỏa cho đến bây giờ là đúng đắn", Alison Sargent chia sẻ thêm.

Bà Alison Sargent tiếp tục nói: “Các tờ báo Pháp thực sự thống nhất trong cách thể hiện sự bực tức của họ. Bài xã luận của Le Figaro thực sự quy kết Chính phủ Pháp đã đình chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca chỉ vì các nước châu Âu khác đã làm như vậy. Họ cũng đang công kích chính phủ vì không mua được nhiều vắc xin hơn và không tạo ra được chiến lược vắc xin rõ ràng.

Chúng ta đang thấy những lời chỉ trích tương tự trên tờ L'Opinion. Chúng ta thấy một bức tranh biếm họa về việc Macron hờ hững tiêm một liều vắc xin để dập tắt ngọn lửa của COVID-19.

Tiêu đề của họ đang đặt ra câu hỏi liệu phong tỏa lần thứ ba có thể trở thành điểm đột phá cho Pháp hay không".

bao-phap-dua-nhau-vui-dap-tong-thong-macron1.jpg
Tờ Le Figaro chỉ trích Chính phủ Pháp vì đình chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca

Đầu năm nay, ông Macron đã khiến các quan chức y tế choáng váng khi từ chối lời kêu gọi của các chuyên gia về việc phong tỏa đất nước sau khi thề sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ cho nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro cởi mở nhất có thể.

Tuy nhiên, Pháp kể từ đó đã bị tàn phá bởi làn sóng nhiễm coronavirus thứ ba, với biến thể đầu tiên được phát hiện ở Anh hiện chiếm 75% các trường hợp.

Tổng thống Emmanuel Macron cũng bị công kích sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin kỳ quặc.

Nhà lãnh đạo đảng Đại hội Quốc gia Pháp cánh hữu - Marine Le pen đã dẫn đầu cuộc tấn công dữ dội nhắm vào Emmanuel Macron và phản ứng hỗn loạn của ông với đại dịch khi tweet: "Phong tỏa xảy ra khi bạn đã thất bại mọi thứ khác. Người Pháp phải trả giá cho quá trình tiêm chủng chậm chạp và thiếu nhất quán".

Pháp đã rơi bước vào một bước ngoặt khác với việc Thủ tướng Jean Castex tuyên bố rằng việc tiêm chủng AstraZeneca sẽ bắt đầu lại theo lời khuyên từ Cơ quan Dược phẩm Châu Âu rằng loại vắc xin này “an toàn và hiệu quả”.

Hôm 19.3, Pháp áp đặt phong tỏa 1 tháng với Paris và khu vực phía bắc nhằm ngăn chặn biến thể COVID-19 đang lan rộng.

Thủ tướng Jean Castex cho biết Pháp đang trong nguy cơ bùng phát làn sóng đại dịch lần thứ ba khi các biến thể coronavirus lần đầu tiên được phát hiện ở Anh hiện chiếm khoảng 75% số ca nhiễm nước này. Các khu chăm sóc đặc biệt đang chịu áp lực nghiêm trọng, đặc biệt là ở Paris, nơi tỉ lệ mắc bệnh vượt quá 400 ca/100.000 dân.

Dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Trách nhiệm của chúng tôi bây giờ là không để tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”, Thủ tướng Jean Castex phát biểu.

Pháp đã ghi nhận 35.000 ca mắc COVID-19 mới vào ngày 18.3. Riêng tại Paris có nhiều bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt hơn so với thời điểm cao điểm của làn sóng đại dịch thứ hai.

Thế nên, Thủ tướng Castex nói bây giờ là thời điểm để thắt chặt các hạn chế: “Bốn tuần là thời gian cần thiết để các biện pháp mang lại tác động đủ lớn. Đó là khoảng thời gian cần thiết để đạt đến ngưỡng tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất".

Trong 1 tháng, bắt đầu từ nửa đêm ngày 19.3, các biện pháp phong tỏa sẽ có hiệu lực tại 16 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề ở Pháp, gồm Thủ đô Paris và các khu vực phía bắc. Vùng Paris và lân cận là nơi sinh sống của gần 1/5 dân số và chiếm 30% hoạt động kinh tế nước Pháp.

Các tiệm cắt tóc, cửa hàng quần áo và cửa hàng nội thất sẽ buộc phải ngừng hoạt động, còn các hiệu sách và cửa hàng bán đồ thiết yếu khác vẫn được mở bán.

Trường sẽ mở cửa, người dân có thể tập thể dục ngoài trời trong vòng bán kính 10km quanh nhà. Thế nhưng, không được phép di chuyển ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 nếu không có lý do thuyết phục.

Sau khi Cơ quan Dược phẩm Châu Âu xác nhận vắc xin AstraZeneca an toàn, Thủ tướng Castex cho biết Pháp sẽ khôi phục lại việc tiêm chủng ngay lập tức.

Nhằm củng cố niềm tin của công chúng, ông Castex đã tiêm vắc xin AstraZeneca vào ngày 19.3 và nói: “Tôi tin rằng sự tin tưởng của công chúng vào vắc xin này sẽ được phục hồi''. Song, ông thừa nhận có thể sẽ mất nhiều thời gian.

Lệnh giới nghiêm hàng đêm trên toàn nước Pháp, áp dụng kể từ giữa tháng 12, vẫn được duy trì nhưng được lùi lại 1 tiếng, bắt đầu vào lúc 19 giờ.

bao-phap-dua-nhau-vui-dap-tong-thong-macron3.jpg
Pháp có số ca mắc COVID-19  nhiều thứ 7 thế giới

Hiện Pháp ghi nhận 4.181.607 ca mắc COVID-19 với 91.679 người chết và  278.263 trường hợp hồi phục. Có thể thấy tỷ lệ người ở Pháp khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 rất thấp so với các nước khác.

Bài liên quan
Thôi trì hoãn vì sợ đông máu, Thái Lan triển khai tiêm vắc xin AstraZeneca như ở Việt Nam
Các quan chức cho biết Thái Lan sẽ bắt đầu sử dụng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vào ngày 16.3 sau một thời gian trì hoãn ngắn do lo ngại về tính an toàn của nó, với thủ tướng và nội các của ông sẽ là những người đầu tiên được tiêm vắc xin này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Pháp đua nhau vùi dập Tổng thống Macron vì đình chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca, phong tỏa Paris