Theo hai nhà khoa học Mỹ, nếu xây một trại điện gió to tương đương diện tích Ấn Độ thì sẽ giải quyết được vấn nạn điện cho toàn thế giới.

Trại điện gió to bằng Ấn Độ sẽ đáp ứng đủ điện cho toàn thế giới

Trần Trí | 11/10/2017, 15:34

Theo hai nhà khoa học Mỹ, nếu xây một trại điện gió to tương đương diện tích Ấn Độ thì sẽ giải quyết được vấn nạn điện cho toàn thế giới.

Trong nghiên cứu lớn đăng trên tạp chí Kỷ Yếu của Hàn lâm viện khoa học Mỹ, các tiến sĩ Anna Possner-Ken Caldeira kết luận: “Dựa trên số liệu cơ bản, một trại điện gió nước sâu ở Bắc Đại Tây Dương đủ cấp điện bền vững cho toàn thế giới”.

Đương nhiên cũng có những trở ngại lớn để xây một dự án lớn như thế này: có nhiều hạn chế về kỹ thuật, thiết kế, xây dựng, chuyển tải điện về đất liền, và nhất là một dự án quá lớn cần sự hợp tác của quốc tế và đầu tư nhiều tiền, để có thể cho phép toàn thế giới tiếp cận nguồn năng lượng có thể tái sinh và đáp ứng nhu cầu của toàn trái đất.

Nhưng cũng cho phép người ta tiếp cận được một nguồn điện khổng lồ, ít ra là hiệu quả hơn nguồn điện gió ven biển.

Theo hai nhà nghiên cứu của Viện khoa học Carnegie (thuộc đại học Stanford, California) nếu xây một trại điện gió khổng lồ trải rộng trên ba triệu km2 mặt biển, tương đương diện tích Ấn Độ, có công suất điện trung bình 18 terawatt/ năm (1 terawatt bằng 1.000 tỉ watt) thì đạt được sản lượng điện mà hiện toàn thế giới tiêu thụ.

Nhà khoa học Caldeira nói: khai thác gió biển cũng có thể tận dụng được các áp thấp vốn xảy ra thường xuyên hơn so với trên đất liền. Hai nhà khoa học nói tốc độ gió ở các vùng biển trên thế giới luôn cao hơn 70 % so với tốc độ gió trên đất liền.

Các mô phỏng trên máy tính cho thấy tuabin gió ở bắc Đại Tây Dương có thể sản xuất lượng điện trên mỗi mét vuông nhiều hơn ít nhất 4 lần so với tuabin trên đất liền.

Tuy nhiên, việc khai thác sức mạnh từ gió biển không chỉ đơn giản là đặt tuabin gió ở hướng gió mạnh nhất. Khi thêm tuabin gió vào trại điện gió, lực cản kết hợp từ các lưỡi quay giới hạn năng lượng có thể chuyển thành điện từ luồng không khí đang di chuyển.

Do hiệu ứng này, sản xuất điện ở trại điện gió lớn trên đất liền có thể bị hạn chế ở khoảng 1,5 watt/m2.

Các mô phỏng mới chỉ ra ở bắc Đại Tây Dương, mức hạn chế cao hơn đáng kể, cho phép sản xuất hơn 6 watt/m2.

Lý do: những cơn gió ở bắc Đại Tây Dương có thể tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ tạo ra bởi nhiệt tỏa vào khí quyển từ bề mặt đại dương. Do đó, nhiều năng lượng được gió đưa xuống từ bầu khí quyển trên cao vượt xa trên đất liền, giúp khắc phục ảnh hưởng của lực cản tuabin.

Tiến sĩ Possner cho biết: “Chúng tôi nhận thấy các trại điện gió trên biển có thể khai thác năng lượng gió xuyên suốt khí quyển, trong khi trại điện gió trên bờ vẫn bị hạn chế bởi nguồn gió ở gần mặt đất".

Sản xuất điện gió từ trại quy mô lớn ở bắc Đại Tây Dương sẽ tùy theo mùa, với công suất giảm xuống 1/5 mức trung bình hàng năm vào mùa hè.

Ngay cả như vậy, trại điện gió này vẫn tạo ra đủ điện để đáp ứng nhu cầu của tất cả các nước trong Liên hiệp châu Âu (EU). Trại sẽ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt với ngọn sóng cao trên 3 mét, theo hai nhà nghiên cứu cho biết. Và dự án này cũng cần có sự chấp thuận về kinh tế và chính trị.

Bích Ngọc (theo Independent)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trại điện gió to bằng Ấn Độ sẽ đáp ứng đủ điện cho toàn thế giới