Các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ dù đã bị Sở Y tế TP.HCM đóng cửa vì những sai phạm nghiêm trọng, nhưng vẫn vô tư tổ chức hoạt động bình thường mà không một cơ quan chức năng nào “đá động”.

TP.HCM: Vì sao các phòng khám bị đóng cửa vẫn hoạt động mà không bị xử lý?

Hồ Quang | 20/07/2023, 20:30

Các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ dù đã bị Sở Y tế TP.HCM đóng cửa vì những sai phạm nghiêm trọng, nhưng vẫn vô tư tổ chức hoạt động bình thường mà không một cơ quan chức năng nào “đá động”.

Thời gian gần đây, ngành y tế TP.HCM đang mạnh tay hơn trong công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ các phòng khám, thẩm mỹ viện. Trong thời gian ngắn, hàng loạt phòng khám, thẩm mỹ viện lần lượt bị đình chỉ hoạt động vì có nhiều sai phạm. Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, các cơ sở này lại tiếp tục hoạt động dù đang trong thời gian đóng cửa, thậm chí còn có dấu hiệu "bành trướng" hơn như: Viện thẩm mỹ quốc tế A. (phường 16, quận 11); Thẩm mỹ viện M. (phường 15, quận Phú Nhuận); Thẩm mỹ viện G.K (phường 14, quận 10)…

Liên quan đến vấn đền này, chiều 20.7, bà Lê Thiện Quỳnh Như - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết các cơ sở sau khi bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, hoặc đình chỉ hoạt động sẽ được giao phòng y tế quận, huyện theo dõi giám sát việc chấp hành xử phạt.

Theo bà Như, các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ sau khi bị xử phạt hành chính, Thanh tra Sở Y tế đều gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức và Phòng Y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức để giám sát việc hoạt động, hoặc đình chỉ của cơ sở.

“Có thể các cơ sở tại 1 địa điểm có thể đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, về phía y tế chỉ đình chỉ hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Các ngành nghề khác tuỳ theo hoạt động UBND hoặc sở ngành khác theo dõi quản lý”, bà Như chia sẻ.

Đề cập đến công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2023, bà Như cho biết, trên địa bàn TP có 55 bệnh viện công lập, 66 bệnh viện tư. Tổng số lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh trong 6 tháng là 18.900.328 lượt (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó số khám ngoại trú là 17.826.990 lượt, số điều trị nội trú là 1.073.348 lượt. Đối với các đơn vị ngoài công lập, số khám ngoại trú là 1.983.956 lượt (chiếm 11% tổng số), số điều trị nội trú là 175.308 lượt (chiếm 16,3% tổng số).

Theo bà Như trong thời gian tới, ngành y tế TP sẽ triển khai đề án thúc đẩy phát triển hơn nữa bệnh viện tư nhân.

Theo đó, TP sẽ thu hút nguồn lực xã hội theo hình thức đối tác công tư (theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư);

Vay vốn để đầu tư phát triển y tế chuyên sâu, y tế cơ sở, cấp cứu ngoài bệnh viện, khu công nghiệp chuyên ngành y - dược (Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15.12.2014 của Chính Phủ và Nghị định số 60/2021/NĐCP ngày 21.6.2021);

Liên doanh, liên kết (Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15.12. 2014 của Chính phủ và Nghị định số 60/2021/NĐCP ngày 21. 6. 2021). Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức (gọi tắt là người lao động) làm việc tại bệnh viện tư (Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15.12.2014 của Chính phủ).

Ngoài ra, TP sẽ huy động nguồn lực y tế tư nhân; thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực y tế (vốn đầu tư FDI); thí điểm cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực bác sĩ, điều dưỡng từ nước ngoài tham gia cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao các phòng khám bị đóng cửa vẫn hoạt động mà không bị xử lý?