Theo Nghị định 05 của Chính phủ, các nhân viên y tế đang làm việc tại trạm, trung tâm y tế ở TP.HCM được nhận tiền phụ cấp ưu đãi nghề, nhưng đến nay những nhân viên này đều chưa được nhận, hoặc nhận chưa đủ tiền phụ cấp ưu đãi nghề trong năm 2022 và 2023.
Thông tin Y học

TP.HCM: Vì sao các nhân viên y tế vẫn chưa được nhận tiền phụ cấp ưu đãi nghề?

Hồ Quang 21:30 18/01/2024

Theo Nghị định 05 của Chính phủ, các nhân viên y tế đang làm việc tại trạm, trung tâm y tế ở TP.HCM được nhận tiền phụ cấp ưu đãi nghề, nhưng đến nay những nhân viên này đều chưa được nhận, hoặc nhận chưa đủ tiền phụ cấp ưu đãi nghề trong năm 2022 và 2023.

Liên quan đến việc chậm chi trả tiền phụ cấp ưu đãi nghề trong năm 2022 và 2023, chiều 18.1, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị này đã tích cực triển khai Nghị định 05, nhưng thực tiễn đang nảy sinh một số bất cập.

tphcm-vi-sao-nhan-vien-y-te-van-chua-nhan-tien-phu-cap-uu-dai-nghe-hinh-anh.png
Nhân viên y tế làm việc tại Trạm y tế phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM - Ảnh: PV

Nhiệm vụ phòng, chống dịch là nhiệm vụ chung của toàn đơn vị và trong thời gian dịch bệnh xảy ra, từ các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chính, kế toán cho đến nhân viên bảo vệ, lái xe đều tham gia vào công tác phòng, chống dịch… Tuy nhiên, theo quy định chỉ có viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp có ký tự đầu của mã số chức danh nghề nghiệp là V.08 thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế mới thuộc đối tượng được nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100%.

Điều này khiến nhiều đối tượng tại Trung tâm y tế, Trạm y tế không thuộc đối tượng được nâng phụ cấp ưu đãi nghề như: nhân viên trực tiếp làm chuyên môn y tế nhưng không có mã chức danh nghề nghiệp bắt đầu là V.08; viên chức y tế làm công tác truyền thông, dân số; các trường hợp đang giữ chức danh nghề nghiệp y tế nhưng ở vị trí quản lý, hành chính kiêm nhiệm làm công tác chuyên môn do đơn vị thiếu hụt nhân lực có chuyên môn y tế; nhân viên y tế trực tiếp làm công tác chuyên môn chưa được xét tuyển hoặc đã trúng tuyển viên chức nhưng chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Điều này tạo ra tâm lý không công bằng, vừa thiếu sự khích lệ và vô tình tạo khoảng cách giữa các nhân viên trong một đơn vị.

Ngoài ra, Sở Y tế TP cũng nêu một số khó khăn khác là nguồn kinh phí chi trả phụ cấp. Hiện nay nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề là nguồn thu của các cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Thành phố có 43 đơn vị thuộc khối y tế cơ sở, và dự phòng, hầu hết rất khó khăn về nguồn thu sự nghiệp, cần ngân sách hỗ trợ để thực hiện nghị định này.

Một khó khăn khách quan khác là tại thời điểm Nghị định 05/2023/NĐ-CP ban hành thì năm tài chính 2022 đã kết thúc, các đơn vị đã tiến hành lập quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, nên không còn nguồn tài chính để thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho năm 2022.

Sở Y tế cũng đã đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND TP bổ sung ngân sách để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề, vì nguồn thu của các đơn vị y tế cơ sở và y tế dự phòng rất hạn chế.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi Bộ Y tế về việc thực hiện Nghị định số 05. Trong đó có nội dung đề nghị Bộ Y tế quan tâm xem xét xác định toàn bộ viên chức (kể cả viên chức ở bộ phận gián tiếp) tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật; Trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức; Trạm y tế xã, phường, thị trấn được phân công thực hiện các công việc chuyên môn y tế là đối tượng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP.

Vì đây cũng là lực lượng ở tuyến đầu, thường xuyên, trực tiếp xông pha vào những thời điểm cam go, đã cùng với đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế làm việc không kể ngày đêm, không kể ngày nghỉ, không sợ hiểm nguy trong môi trường nguy cơ cao về lây nhiễm để thực hiện nhiệm vụ chống dịch thành công.

Bộ Y tế cũng đã có văn bản trả lời các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 05/2023/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

Trước đó, ngày 15.2.2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở đã và đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức từ 40 - 70% quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC lên 100%; áp dụng từ 1.1.2022 đến hết 31.12.2023.

Bài liên quan
Bộ Y tế đề nghị công nhận liệt sĩ với nhân viên y tế hy sinh khi chống dịch
Bộ Y tế đề nghị công nhận liệt sĩ đối với nhân viên y tế hy sinh do mắc COVID-19 trong khi trực tiếp phòng chống dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao các nhân viên y tế vẫn chưa được nhận tiền phụ cấp ưu đãi nghề?