5 lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên gồm: du lịch, thương mại, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, y tế - giáo dục.
Theo dòng thời sự

TP.HCM và Tây Nguyên tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội

baotintuc.vn 04/04/2024 16:09

5 lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên gồm: du lịch, thương mại, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, y tế - giáo dục.

Ngày 4.4, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với 5 tỉnh vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) năm 2023 và triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024.

Vùng Tây Nguyên và TP.HCM có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Để tăng cường hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên, ngày 29.12.2022, UBND TP.HCM và UBND 5 tỉnh vùng Tây Nguyên đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2025.

Trong đó, 5 lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên gồm: Du lịch, thương mại, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, y tế - giáo dục. Sự hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Qua thời gian hợp tác, TP.HCM đã thực hiện 12 sự kiện triển lãm, lễ hội, chương trình kết nối cung cầu, hội chợ, hội nghị, hội thảo, tọa đàm cấp vùng, cấp quốc gia. TP cũng đã chủ trì, phối hợp với các tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức 6 sự kiện tại các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Theo thỏa thuận hợp tác, TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã thống nhất triển khai 29 nội dung, hoạt động hợp tác song phương trong năm 2023 và thời kỳ 2024-2025. Trong đó, có 4/29 nội dung, hoạt động hợp tác song phương được tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2023.

Dù vậy, theo đánh giá của lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Tây Nguyên và TP.HCM, do thời gian hợp tác còn chưa dài (chủ yếu bắt đầu từ quý 4/2023) nên nhiều nội dung hợp tác chưa được triển khai thực hiện.

Mặt khác, chương trình hợp tác vẫn còn một số hạn chế nhất định bởi phần lớn cơ chế hợp tác giữa các địa phương chủ yếu là sự hỗ trợ một chiều của TP.HCM dành cho các tỉnh trong vùng; các kết quả hợp tác kinh tế - xã hội chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực đầu tư xã hội hóa.

img_3961.jpeg
Lễ trao biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2024-2025 - Ảnh: TTXVN

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, để khắc phục những hạn chế, trong năm 2024, hai bên cần tập trung thực hiện các hoạt động cấp vùng do từng địa phương tổ chức; các sở ngành TP cần liên kết với các tỉnh để cụ thể hóa bằng kế hoạch hỗ trợ cho từng tỉnh, trình UBND TP xem xét ngay trong thời gian tới. Trong đó, chú ý đến việc gắn với các vấn đề kinh tế, kết nối du lịch, kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội…

Ngoài ra, TP.HCM cũng yêu cầu sở ngành TP lưu ý việc hỗ trợ các tỉnh xây dựng thương hiệu, bảo quản sản phẩm, tạo điều kiện gặp gỡ đối tác để phát triển các sản phẩm của từng vùng, kết nối thành chuỗi để nâng cao giá trị; các cơ quan xây dựng, khảo sát, trực tiếp đi xuống các đơn vị y tế tại 5 tỉnh để nắm bắt nhu cầu, xem xét, cân đối lại khả năng để có kế hoạch chi tiết thực hiện, huy động nguồn lực để thực hiện.

Trước đó, trong ngày 3.4, TP.HCM cùng các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã tổ chức hội nghị, ký kết những nội dung hợp tác về kết nối đầu tư - giao thương lĩnh vực kinh tế xanh và y tế giữa doanh nghiệp của TP với 5 tỉnh Tây Nguyên; kết nối trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; kết nối hỗ trợ chuyên môn và các hoạt động khác trong lĩnh vực y tế giữa 5 bệnh viện của TP và 5 tỉnh Tây Nguyên; kết nối trong các lĩnh vực an sinh xã hội, hỗ trợ nhà tình thương, nâng cấp công trình văn hóa… trong thời kỳ 2024-2025.

Bài liên quan
TP.HCM dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ sau sáp nhập phường
Theo thống kê, trong số 3.137 cán bộ công chức, viên chức tại các địa bàn được sắp xếp sẽ chỉ còn 2.115 người được giữ lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tội phạm công nghệ cao đang gia tăng và diễn biến phức tạp
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cho rằng tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM và Tây Nguyên tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội