Ngày 9.10, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết nhằm kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm, UBND TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch liên tịch về việc tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận huyện.

TP.HCM tiếp tục siết chặt quản lý trật tự xây dựng

09/10/2019, 18:34

Ngày 9.10, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết nhằm kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm, UBND TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch liên tịch về việc tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận huyện.

TP.HCM phấn đấu giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm - Ảnh: Internet

Theo đó, TP.HCM đặt ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo 100% công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra theo đúng quy định; đảm bảo 100% công trình vi phạm trật tự xây dựng được phát hiện, xử lý ngay từ đầu; kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm.

Do đó, Thành phố yêu cầu mọi công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, trừ công trình bí mật nhà nước, công trình quốc phòng an ninh. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định.

UBND cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình xây dựng không có giấy phép, công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng; không làm ảnh hưởng tới môi trường; công trình thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn...

Để thực hiện mục tiêu này, UBND TP.HCM thành lập tổ công tác do phó chủ tịch UBND quận huyện làm tổ trưởng. Tổ này chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng do UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng; dự án đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện quyết định đầu tư; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2, có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.

Đồng thời, việc kiểm tra các công trình, bộ phận công trình xây dựng phát sinh sau khi công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo giấy phép xây dựng do UBND cấp huyện cấp hoặc đã được cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở hoặc khu đô thị cũng do tổ công tác chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các công trình xây dựng do Sở Xây dựng cấp giấy phép hoặc thẩm định, phê duyệt; công trình xây dựng do các bộ và cơ quan ngang bộ duyệt, do các sở chuyên ngành cấp hoặc phê duyệt; công trình được miễn giấy phép xây dựng, trừ công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, công trình bí mật nhà nước, công trình quốc phòng, an ninh, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

Thành phố cũng giao Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình do Ban cấp giấy phép xây dựng, phê duyệt dự án.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tiếp tục siết chặt quản lý trật tự xây dựng