Nguồn nhân lực để phục vụ cho một số chương trình y tế quốc gia của TP.HCM không đáp ứng đủ, khiến kết quả thực hiện không đạt chỉ tiêu Bộ Y tế đưa ra.

TP.HCM thiếu tiền, thiếu nhân lực cho chương trình y tế quốc gia

Một Thế Giới | 28/01/2016, 10:00

Nguồn nhân lực để phục vụ cho một số chương trình y tế quốc gia của TP.HCM không đáp ứng đủ, khiến kết quả thực hiện không đạt chỉ tiêu Bộ Y tế đưa ra.

Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu sức khỏe giai đoạn 2012- 2015 hôm 27.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giữ vai trò quan trọng và phối hợp với các hoạt động khác của ngành y tế với sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 12 chương trình mục tiêu quốc gia y tế như: chương trình phòng, chống lao; chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng, chống ung thư; chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng; chương trình dinh dưỡng trẻ em… TP.HCM lại gặp phải khó khăn về nhân lực và kinh phí.
Nguồn nhân lực để phục vụ cho một số chương trình mục tiêu quốc gia về y tế không đáp ứng đủ khiến kết quả thực hiện không đạt chỉ tiêu Bộ Y tế đưa ra.
Cụ thể chương trình phòng chống lao, hiện TP còn đến 16.221 người mắc bệnh lao. Như vậy số người mắc bệnh lao trên 100.000 dân ở TP lên đến 197 người, không đạt được chỉ tiêu như Bộ Y tế quy định là 187/100.000 dân.
Trong khi đó, theo quy định của Bộ Y tế, đội ngũ nhân viên y tế thực hiện chương trình này ở khối quận – huyện phải có khoảng 30% có trình độ từ cao đẳng trở lên nhưng hiện TP chỉ có 19,9% .
Ths. BS Huỳnh Thị Phượng - Phòng nghiệp vụ Y (Sở Y tế TP.HCM) cho biết, không chỉ có chương trình phòng chống lao mà chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình dinh dưỡng cho trẻ em… cũng đang gặp khó khăn về nhân lực. Trong đó chương trình phòng chống lao đang thiếu bác sĩ chuyên khoa ở các Trung tâm y tế dự phòng.
“Nguồn nhân lực thiếu một phần là do mức lương trung bình của nhân viên y tế công tác trong chương trình này còn quá thấp, không đủ để đảm bảo cuộc sống . Hiện có đến 40% nhân viên y tế công tác trong chương trình này chỉ nhận mỗi tháng từ 3 đến 4 triệu đồng; còn mức lương 5 đến 6 triệu đồng chỉ có khoảng 5%. Chính vì thu nhập quá thấp đã dẫn đến các nhân viên y tế không muốn đi vào lĩnh vực được xem là y tế dự phòng này”, bà Phượng nói.
Hồ Quang 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thiếu tiền, thiếu nhân lực cho chương trình y tế quốc gia