Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các Phòng GD-ĐT tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học them trên địa bàn thành phố.

TP.HCM tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm

Tú Viên | 22/12/2020, 16:02

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các Phòng GD-ĐT tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học them trên địa bàn thành phố.

Ngày 22.12, Sở GD-ĐT TP.HCM ban hành văn bản tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Trong thời gian qua Sở GD-ĐT TP.HCM đã khảo sát tình hình thực tế tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố về hoạt động dạy học và giáo dục, trong đó có 1 số hoạt động dạy thêm, học thêm ghi nhận từ phản ánh của giáo viên, phụ huynh.

gdtv2.6bia.jpg
TP.HCM siết chặt công tác dạy thêm, học thêm cấp Tiểu học trên địa bàn thành phố-Ảnh: P.V

Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu Trưởng các Phòng GD-ĐT tiếp tục triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các nội dung về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT, các quy định của UBND Thành phố và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học trừ các lớp bồi dưỡng năng khiếu, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Sở GD-ĐT yêu cầu, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn của giáo viên bằng nhiều hình thức như, dự giờ, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra kế hoạch bài học, nhật ký dạy học, hồ sơ đánh giá học sinh… để hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, tiến tới nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Theo đó, các giáo viên tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đặc biệt chú trọng dạy học phân hóa đối tượng. Chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục, bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc biệt quan tâm học sinh gặp khó khăn trong học tập. Giáo viên cần xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, giúp các em tiến bộ.

Văn bản nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học sinh, tuyệt đối không chạy theo thành tích, đảm bảo chất lượng học sinh khi lên lớp.

Nhà trường cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức. Thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, cần giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi khó khăn của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học, tạo niềm tin sẵn sàng hỗ trợ con em khi ở nhà cho phụ huynh.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm