Có 7 thông điệp đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ được TP.HCM đưa ra để truyền thông, vận động phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố (TP) trong tình hình mới.

TP.HCM sẽ truyền thông phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như thế nào?

Hồ Quang | 11/11/2021, 14:50

Có 7 thông điệp đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ được TP.HCM đưa ra để truyền thông, vận động phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố (TP) trong tình hình mới.

Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, ngày 11.11, Sở Y tế TP.HCM cho hay, đã ban hành kế hoạch truyền thông, vận động phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới.

tphcm-se-truyen-thong-phong-chong-dich-covid-19-trong-tinh-hinh-moi-nhu-the-nao-hinh-anh(1).png
Các nhân viên y tế Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) thực hiện điệu múa kêu gọi phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: PV

Theo đó, Sở Y tế TP đã đưa ra 7 thông điệp truyền thông đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ để chuyển tải nhanh các yêu cầu, biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới gồm:

- Toàn dân đoàn kết, chung tay, đồng lòng đẩy lùi dịch COVID-19.

- Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi phường, xã, thị trấn là một pháo đài phòng chống dịch COVID-19.

- Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 là trách nhiệm của mỗi người dân.

- Ý thức công dân- ý thức cộng đồng- chung sức chung lòng- cùng phòng chống dịch COVID-19.

- Vắc xin phòng COVID-19 tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất.

- Tuân thủ quy định khi cách ly là góp phần làm giảm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

- 5K+ vắc xin = phòng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, TP cũng sẽ tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của ngành y tế; đẩy mạnh phối hợp liên ngành tổ chức các hoạt động truyền thông đa phương tiện.

Để tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của ngành y tế, Sở Y tế cho biết TP sẽ đăng tải thông tin, cập nhập tình hình dịch bệnh, cấp độ dịch tại TP và các hoạt động phòng chống dịch của ngành y tế; tăng cường các hoạt động truyền thông trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội của các đơn vị y tế; xây dựng, sản xuất đa dạng truyền thông giáo dục sức khỏe với những nội dung thiết thực; mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của các cơ sở y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân với những tài liệu, thông tin thống nhất theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.

Riêng việc đẩy mạnh phối hợp liên ngành tổ chức các hoạt động truyền thông đa phương tiện, TP sẽ xây dựng các chủ đề truyền thông về phòng chống dịch COVID-19 với nội dung, hình thức đa dạng, có thể truyền thông trên nhiều phương tiện khác nhau; phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện các chương trình truyền thông đa phương tiện; phối hợp với các báo đăng tin, bài về thích ứng an toàn; phối hợp với Sở văn hóa Thể thao thực hiện truyền thông cổ động tại các cơ quan, công sở, ngoài đường phố,…

Theo Sở Y tế TP, việc tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành phòng chống dịch COVID-19 cho mọi tầng lớp nhân dân, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội… trên địa bàn TP. Qua đó, chuyển đổi hành vi thích ứng an toàn, linh hoạt trong mọi hoạt động, học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đảm bảo an toàn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 một cách căn cơ, bền vững.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ truyền thông phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như thế nào?