Sở Xây dựng TP.HCM gần đây đã ban hành kế hoạch kiểm tra sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại công trình xây dựng trên địa bàn.

TP.HCM sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng tại các công trình

| 10/06/2022, 13:48

Sở Xây dựng TP.HCM gần đây đã ban hành kế hoạch kiểm tra sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại công trình xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, đoàn kiểm tra sẽ bắt đầu hoạt động từ khi có quyết định thành lập đoàn và kết thúc khi báo cáo kết quả kiểm tra được lãnh đạo Sở Xây dựng thông qua và ký trình UBND TP, Bộ Xây dựng. Dự kiến đến tháng 12.2022 sẽ hoàn chỉnh, ban hành báo cáo kết quả kiểm tra.

Đối tượng kiểm tra gồm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong các công trình xây dựng; các tổ chức, cá nhân liên quan đến thiết kế, sử dụng, giám sát và quản lý việc sử dụng VLXD trong công trình; các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa VLXD.

Phạm vi kiểm tra là một số công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách và một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh VLXD trên địa bàn.

Tại các công trình xây dựng, đoàn sẽ kiểm tra 2 vấn đề chính: hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng công trình và các đơn vị có liên quan; công tác quản lý chất lượng VLXD trong quá trình sử dụng.

Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả trong việc chấp hành quy định pháp luật về VLXD của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD; các chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị tư vấn trong việc quản lý và sử dụng VLXD trong công trình; theo dõi tình hình chất lượng VLXD lưu thông trên thị trường và sử dụng trong công trình xây dựng… 

Để việc kiểm tra tiến hành chính xác và kịp thời, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu liên quan như: quyết định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền; quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; tài liệu thuyết minh thiết kế xây dựng công trình, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2); các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng kinh tế giữa nhà thầu chính với các nhà thầu phụ (nếu có) để xác định công việc các đơn vị dám nhận trong công trình.

Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thi công xây dựng, đơn vị thí nghiệm, cần cung cấp quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh/văn phòng đại diện có ngành nghề kinh doanh phù hợp với loại công trình và công việc đơn vị đảm nhận thực hiện.

Tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh VLXD, đoàn sẽ kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện); biển hiệu tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường; tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ VLXD đối với trường hợp kinh doanh VLXD (các hóa đơn, chứng từ, giấy phép khai thác khoáng sản đối với VLXD là khoáng sản sản xuất trong nước...).

Ngoài ra, đoàn cũng kiểm tra về việc thực hiện niêm yết giá sản phẩm, hàng hóa; sự phù hợp của địa điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng tại các công trình