Cộng đồng doanh nghiệp (DN) của TP.HCM hiện nay có khoảng 250.000 DN đang tái cơ cấu, 450.000 hộ sản xuất kinh doanh với quy mô khác nhau, cần TP tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ để phát triển bền vững.

TP.HCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Tú Viên | 17/06/2023, 16:10

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) của TP.HCM hiện nay có khoảng 250.000 DN đang tái cơ cấu, 450.000 hộ sản xuất kinh doanh với quy mô khác nhau, cần TP tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ để phát triển bền vững.

Ngày 17.6, Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA) tổ chức chương trình Café doanh nhân lần thứ 70 với chủ đề “Cơ chế đặc thù - cơ hội để doanh nghiệp phát triển cùng thành phố”.

Tại tọa đàm, các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý trao đổi với cộng đồng DN TP về những điểm quan trọng trong dự thảo nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 24.6 tới. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng DN tiếp tục gắn kết với các chủ trương, chính sách đề ra trong nghị quyết để tìm cơ hội phát triển cho mình và đóng góp vào sự phát triển của TP.HCM.

17-06-2023-co-che-dac-thu-co-hoi-de-doanh-nghiep-phat-trien-cung-tphcm-8a86f3d9-details.jpeg
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: T.U

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố đang thực hiện Nghị quyết 24 và Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và sắp tới là nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 với gần 150 đầu việc với các dự án lớn như Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, 7 trung tâm logistics… rất cần sự đóng góp của DN và đây là không gian kinh tế, cơ hội rất lớn để cộng đồng DN phát triển cùng với thành phố.

Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 lần này TP thiết kế đề xuất các cơ chế chính sách vừa để tháo gỡ một phần vướng mắc hiện hữu vừa tạo cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Như vậy, nguồn lực đầu tư của cộng đồng DN TP, cả trong nước và nước ngoài, có cả cơ hội và cạnh tranh.

Do đó, TP.HCM rất cần sự đóng góp của cộng đồng DN nên sẽ gửi bản dự thảo về nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 để cộng đồng doanh nghiệp theo dõi. Với nhiều đầu việc phải làm từ các nghị quyết, TP.HCM mong cộng đồng DN sẽ tham gia cùng với TP.HCM cụ thể hóa việc thực hiện nội dung của các nghị quyết. Việc cụ thể hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội để TP.HCM phát triển. Điều này cũng có nghĩa khi thành phố phát triển sẽ tạo cơ hội để DN phát triển.

Theo ông Phan Văn Mãi, với nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 sắp tới, TP.HCM thiết kế các cơ chế chính sách để vừa tháo gỡ những vướng mắc hiện hữu, vừa tạo ra những cơ hội để thành phố thu hút các nguồn lực đầu tư của cộng đồng cả nước, kể cả ở nước ngoài. Đây là cơ hội cạnh tranh để phát triển của các DN.

Cùng với đó, TP.HCM cũng đề xuất cần có cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh hơn để thành phố chủ động quyết định, giải quyết các vấn đề nhanh hơn. Đây là hai điểm mấu chốt trong thiết kế các giá trị kinh doanh để phát triển kinh tế TP.HCM.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết, thành phố đã xây dựng chính sách chuyển đổi số; tiếp tục nghiên cứu triển khai chiến lược, lộ trình và đặc biệt là phần chính sách cho chuyển đổi xanh. Chính sách này hiện TP.HCM đang giao cho Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp cùng với các cơ quan, các chuyên gia hoàn thiện để có những bước đi rõ ràng.

TP.HCM sẽ hỗ trợ để DN chuyển đổi xanh và có thể sẽ trình HĐND TP.HCM ban hành chính sách này trong thời gian tới. Và trong chương trình kích cầu sắp tới, TP.HCM sẽ tính toán để hỗ trợ DN chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, TP.HCM đang xây dựng một chiến lược với đội ngũ DN dẫn đầu của thành phố. Trong đó có kế hoạch hỗ trợ cho DN đầu tư ra nước ngoài như DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin để họ ra nước ngoài đầu tư và phát triển chứ không chỉ thu hút DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam… Điều này sẽ cần phải có sự đồng hành của Chính phủ, của chính quyền trong giai đoạn ban đầu.

“Với những chủ trương và chính sách mà Chính phủ và Trung ương ban hành trong những tháng gần đây và thời gian tới, TP.HCM đang cụ thể hóa và có những chính sách để giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển. Trước mắt, TP.HCM sẽ có những chính sách hỗ trợ, giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường, mở thị trường mới đối với DN xuất khẩu; giải quyết vấn đề hàng tồn kho cho DN và vấn đề quan trọng là tìm những thị trường để DN thuận lợi trong xuất khẩu hàng hóa”, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho hay.

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và chuyển đổi xanh