Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 gia tăng, TP.HCM dự định cử lực lượng quân y, dân quân đến trực cùng với nhân viên ở trạm y tế nhằm giúp các F0 tại địa phương nhanh chóng tiếp cận với trạm y tế.

TP.HCM sẽ đưa quân y, dân quân đến trạm y tế hỗ trợ chống dịch

Hồ Quang | 25/11/2021, 20:06

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 gia tăng, TP.HCM dự định cử lực lượng quân y, dân quân đến trực cùng với nhân viên ở trạm y tế nhằm giúp các F0 tại địa phương nhanh chóng tiếp cận với trạm y tế.

Ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã cho biết như thế tại buổi họp báo thông tin tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP vào chiều 25.11.

Theo ông Hải, trong những ngày gần đây, số F0 tại TP đang điều trị tại nhà khoảng 57.000. Do vậy, TP phải nỗ lực để những F0 này tiếp cận với trạm y tế và trạm y tế lưu động.

Quan điểm của TP là bất cứ ai khi phát hiện là F0 đều được tiếp cận nhanh nhất với trạm y tế địa phương và trạm y tế lưu động. Việc tiếp cận này nhằm giúp các F0 được hướng dẫn một cách cụ thể, đồng thời được nhận túi thuốc điều trị và sự tư vấn của bác sĩ.

tphcm-se-dua-quan-y-dan-quan-den-tram-y-te-chong-dich-hinh-anh(1).png
Lực lượng quân y, dân quân ở TP.HCM sẽ được cử đến các trạm y tế để hỗ trợ chống dịch COVID-19 - Ảnh: PV 

Tuy nhiên, trong thời gian qua có thể do lực lượng y tế địa phương còn mỏng, điện thoại trục trặc… nên một số F0 chưa được tiếp cận với trạm y tế sớm nhất. “Chẳng hạn có những phường, nhân viên y tế chỉ có 10 người, nhưng số dân lên đến 170.000 người. Như vậy, mỗi nhân viên y tế phải phục vụ đến 17.000 người nên khi xuất hiện nhiều ca F0 thì sẽ không xử lý kịp”, ông Hải nói.

Để giúp các F0 được tiếp cận sớm nhất với trạm y tế và trạm y tế lưu động, ông Hải cho biết, hiện TP đang có nhiều giải pháp. Trong đó, TP sẽ tăng cường nhân lực cho trạm y tế lưu động và trạm y tế phường, xã, thị trấn. Thành phố đang dự định có những cơ chế, chính sách để giúp lực lượng này có thêm điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng dự định chỉ đạo Bộ Tư lệnh TP phối hợp với Sở Y tế cử thêm lực lượng quân y, dân quân đến trực cùng với nhân viên ở trạm y tế và sẽ có hướng dẫn cụ thể khi F0 gọi đến thì người trực điện thoại đó sẽ phải làm gì.

“Thành phố cố gắng triển khai nhanh điều này để phụ giúp cho trạm y tế lưu động và trạm y tế phường, xã nhằm tạo điều kiện cho F0 tiếp cận với trạm y tế nhanh nhất”, ông Hải nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm -  Phó giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết theo quy định, các F0 phải được địa phương quản lý chặt chẽ. Tất cả các F0 phải được y tế địa phương tiếp cận trong vòng 24 giờ. Nếu F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà thì thực hiện các quy định cách ly tại nhà, còn không đủ điều kiện thì phải đưa cách ly tập trung.

Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều F0 đã không được địa phương tiếp cận đúng như quy định. “Chủ trương của ngành y tế là quản lý chặt F0, nếu quá thời hạn trên sẽ nhắc nhở và xử lý tùy theo trường hợp. Qua quá trình giám sát, nếu phát hiện địa phương nào không chấp hành đúng quy định thì chúng tôi sẽ báo cáo với Sở Y tế và làm việc với địa phương để có biện pháp xử lý”, ông Tâm chia sẻ.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ đưa quân y, dân quân đến trạm y tế hỗ trợ chống dịch