Sáng 24.9, TP.HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca xuống 6 tuần.

TP.HCM rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi AstraZeneca xuống 6 tuần

P.V | 24/09/2021, 15:37

Sáng 24.9, TP.HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca xuống 6 tuần.

Trưa 24/9: TP HCM rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần; Quảng Bình, Phú Yên thêm ca mắc COVID-19  - Ảnh 1.

TP HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca xuống 6 tuần

Sáng 24.9, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP.HCM tại công văn số 6791 về việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca.

Theo công văn 6791 của Sở Y tế TP.HCM gửi UBND TP, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin mũi 2 cho người dân, Sở Y tế đã đề xuất UBND TP.HCM áp dụng đối với người tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer) tối thiểu là 6 tuần.

Hiện nay, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin này, mũi 2 nên được tiêm vào khoảng 4-12 tuần sau mũi 1.

Khi được đồng ý từ UBND TP, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm vắc xin mũi 2 bằng vắc xin  AstraZeneca hoặc Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ ràng hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mũi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất, của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 và tham mưu cho UBND về thời gian tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Sở Y tế TP.HCM cũng vừa ban hành công văn khẩn về việc triển khai công tác xét nghiệm giám sát thường xuyên theo từng trường hợp.

Theo đó, toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ - công nhân viên tại trường học, nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện và toàn bộ cán bộ - công nhân viên tại các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như: doanh trại quân đội, công an, trại giam… sẽ được thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất 7 ngày/lần.

Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Lấy mẫu toàn bộ nhân viên, tiểu thương bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) với tần suất 3 ngày/lần. Đối với tài xế, phụ xe hàng: Thực hiện phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ người theo xe mỗi ngày.

Tại sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt: Test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) cho nhân viên, người phục vụ với tần suất 3 ngày/lần.

Tại bệnh viện: Bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được thực hiện 1 lần xét nghiệm trước khi vào khám bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.

Các lực lượng thường trực tại các chốt giao thông, lực lượng shipper giao hàng: Thực hiện test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) từ 1 đến 3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.

Khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất - kinh doanh: Lấy mẫu toàn bộ công nhân viên bằng bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi AstraZeneca xuống 6 tuần