UBND TP.HCM đã có quyết định số 4028/QĐ-UBND về việc quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhiều đơn vị trong công tác chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn.

TP.HCM quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong công tác chăm sóc và quản lý F0

P.V | 28/11/2021, 15:51

UBND TP.HCM đã có quyết định số 4028/QĐ-UBND về việc quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhiều đơn vị trong công tác chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn.

UBND TP nhấn mạnh đến trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà bao gồm trạm y tế xã và trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

Cụ thể, đối với trạm y tế xã phải sẵn sàng tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn xã; phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các trường hợp F0 được chăm sóc tại nhà do trạm y tế xã và các trạm y tế lưu động đảm trách.

Chịu trách nhiệm phân bổ số lượng F0 đến các trạm y tế lưu động, thường xuyên liên lạc với tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để hỗ trợ và đảm bảo hoạt động chăm sóc F0 theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách, số điện thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...) để có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp (tiêm vét vaccine tại nhà đối với người không thể đến điểm tiêm được, cách ly tập trung người F0 thuộc các hộ gia đình này...).

Công bố số điện thoại của trạm y tế xã và số điện thoại của các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết và gọi khi cần hỗ trợ.

Trạm y tế lưu động phải có 1 bác sĩ, 1-2 điều dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất 3 nhân sự (không phải y tế) do địa phương điều động. Mỗi trạm y tế lưu động quản lý 50-100 hộ có F0.

Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm quản lý.

Khi F0 có các dấu hiệu chuyển nặng, cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho người bệnh; đồng thời liên hệ tổ phản ứng nhanh cấp xã, cấp huyện để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất,…

Đến ngày 28.11, dịch ở TP.HCM đang ở cấp độ 2.

Tại 22 địa phương cấp quận/huyện, có 9 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 13 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình).

9 địa phương có dịch ở cấp độ 1 là quận 1, 6, 7, 8, 11, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ. 13 địa phương ở cấp độ 2 là quận 3, 4, 5, 10, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Nhà Bè.

Theo thống kê, 3 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 4, Bình Thạnh và Tân Phú (cấp 1 lên cấp 2); một địa bàn giảm cấp độ dịch là huyện Cần Giờ (từ cấp độ 2 xuống cấp 1).

Đối với 312 phường, xã, thị trấn có 123 đơn vị đạt cấp 1; 184 nơi đạt cấp 2 và 5 đơn vị cấp 3. Không có địa bàn thuộc cấp độ 4.

Đến hết ngày 25.11, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở TP.HCM được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin là 100%. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều là 97,77%

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong công tác chăm sóc và quản lý F0