UBND TP.HCM kiến nghị được xây dựng mới một khu công nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

TP.HCM muốn xây mới một khu công nghiệp công nghệ cao

27/11/2019, 13:38

UBND TP.HCM kiến nghị được xây dựng mới một khu công nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các khu công nghiệp TP.HCM đã thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký 10,71 tỉ USD - Ảnh: Internet

Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM ngày 27.11 cho biết, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư xác định loại hình cần chuyển đổi cho từng khu chế xuất, khu công nghiệp thành khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao đối với khu công nghiệp hiện hữu. Đồng thời, xây dựng mới 1 khu công nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển khu công nghiệp. Đơn cử như ban hành luật về khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các Ban Quản lý các khu công nghiệp tại địa phương; bổ sung chức năng thanh tra, xử phạt cho Ban Quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với khu chế xuất, khu công nghiệp và kịp thời xử lý các vi phạm của doanh nghiệp.

Tính đến ngày 30.9.2019, các khu chế xuất, khu công nghiệp đã thu hút 1.607 dự án đầu tư (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư đăng ký 10,71 tỉ USD; hơn 1.200 dự án đã đi vào sản xuất thu hút hơn 290.000 lao động. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động trẻ, có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25; lao động nhập cư chiếm trên 70% và lao động nữ chiếm khoảng 60% tổng số lao động.

Theo UBND TP.HCM, sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp đã hình thành lực lượng lao động kỹ thuật, năng động, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và hiểu biết pháp luật, từng bước tiếp cận với các ứng dụng khoa học công nghệ, thích nghi với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 94,25%, một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động trình độ đại học trên 90%. Nhiều lượt công nhân ưu tú được doanh nghiệp đưa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ có trình độ công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… để đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và điều hành.

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài cũng đóng góp đáng kể cho việc đào tạo các nhà quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Tỷ lệ lao động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí, điện - điện tử, hóa dược và chế biến tinh lương thực thực phẩm) luôn chiếm trên 30% tổng số lao động trong giai đoạn 2007 - 2018. Số lao động trong nhóm ngành dệt may - da giày vẫn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 45% tổng số lao động đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn xây mới một khu công nghiệp công nghệ cao