Bệnh nhân mắc ung thư ở TP.HCM ngày càng tăng, số người mắc bệnh ngày càng trẻ. Hiện nay, độ tuổi mắc ung thư chiếm tỷ lệ cao ở TP là ở độ tuổi còn trẻ, chứ không như trước đây phần lớn đã bước sang tuổi 60.

TP.HCM: Mỗi năm bệnh nhân mắc ung thư tăng thêm 10%

Hồ Quang | 01/12/2017, 05:34

Bệnh nhân mắc ung thư ở TP.HCM ngày càng tăng, số người mắc bệnh ngày càng trẻ. Hiện nay, độ tuổi mắc ung thư chiếm tỷ lệ cao ở TP là ở độ tuổi còn trẻ, chứ không như trước đây phần lớn đã bước sang tuổi 60.

Tại Hội thảo phòng chống ung thư TP.HCM lần thứ 20 hôm 30.11, TS-BS Phạm Xuân Dũng - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết tình trạng ung thư tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang tăng nhanh. Số người mắc ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Có thể nói, Việt Nam là quốc gia có số người trẻ mắc ung thư nhiềunhất so với các nước đang phát triển.

“Nếu trước đây, nhóm tuổi trên 60 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thì những năm gần đây đã kéoxuống còn 50 tuổi, trong đó độ tuổi từ 40 trở lên mắc ung thư ngày càng phổ biến”, bác sĩ Dũng cho hay.

Điều đáng lo lắng hơn, theo bác sĩ Dũng là số bệnh nhân mắc ung thư ở TP.HCM đang tăng lên chóng mặt.., "thời gian gần đây, số bệnh nhân ung thư nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu tăng khoảng 10% mỗi năm”.

Phân tích của bác sĩ Dũng cho thấy nguyên nhân chính gây nên tình trạng ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây là do các bệnh lý tiểu đường, thừa cân, béo phì... ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều bia rượu, tác động của môi trường ô nhiễm... cũng là những tác nhân khiến bệnh nhân mắc ung thư ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Những bệnh ung thư ở nam giới tập trung chủ yếu là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ; còn ở nữ giới chủ yếu là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp…

Tuy nhiên, theo bác sĩ Dũng thời gian gần đâyViệt Nam đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật cao trong điều trị ung thư. Những kỹ thuật như: ghép hạch bạch huyết sau phẫu thuật ung thư vú, phẫu thuật bằng rô bốt trong ung thư tiết niệu, tái tạo vú trì hoãn hai thì bằng túi giãn mô, phẫu thuật ung thư thanh quản giai đoạn sớm bằng laser CO2… đã góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư kéo dài thời gian sống trên 5 năm khá cao.

Hồ Quang

Bài liên quan
Talkshow Gen Z và Ung thư 2024: Ung thư ngày nay
Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt khi số ca mắc mới gia tăng và xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em mắc mới ung thư và 90.000 trẻ em tử vong do căn bệnh này, riêng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.800 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người trẻ hiện chưa nhận thức sâu rộng về cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Mỗi năm bệnh nhân mắc ung thư tăng thêm 10%