Chỉ trong tháng 8.2018 vừa qua, số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM gần bằng số ca mắc của 7 tháng trước đó trong năm. Trong khi đó tỉ lệ tiêm vắc xin sởi quá thấp, ngành y tế TP cảnh báo nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan nhanh trong cộng đồng và có khả năng bùng phát thành dịch.

TP.HCM: Lo ngại bệnh sởi lây lan và bùng phát thành dịch

Hồ Quang | 06/09/2018, 05:47

Chỉ trong tháng 8.2018 vừa qua, số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM gần bằng số ca mắc của 7 tháng trước đó trong năm. Trong khi đó tỉ lệ tiêm vắc xin sởi quá thấp, ngành y tế TP cảnh báo nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan nhanh trong cộng đồng và có khả năng bùng phát thành dịch.

Tại hội nghị giao ban y tế dự phòng tháng 9.2018 vào chiều 5.9, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết trong tháng 8.2018 vừa qua, TP đã phát hiện thêm 3 ca mắc bệnh sởi, nâng tổng số ca mắc bệnh sởi từ đầu năm đến nay trên toàn địa bàn TP lên 7 trường hợp. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, số ca mắc sởi ở TP được phát hiện gần bằng7 tháng trước đó trong năm.

Bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết trong số 7 trường hợp mắc sởi từ đầu năm đến nay, phần lớnlà chưa được chích ngừa vắc xin đầy đủ. Qua kiểm tra cho thấy, việc tiêm phòng vắc xin sởi trên địa bàn TP còn quá thấp. Cụ thể, chỉ có 61,3% trẻ được tiêm mũi 1 và 30% trẻ được tiêm mũi 2.“Với tỷ lệ tiêm chủng này, nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan do cộng đồng và các cá thể chưa có miễn dịch là rất lớn”,bà Nga lo ngại.

Trong khi đó, theo bà Nga bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hiện đang có chiều hướng gia tăng. Trong tháng 8.2018 vừa qua, trung bình mỗi tuần TP có khoảng 150 trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến nay lên gần 2.500 ca.

“Đây chỉ là con số nhập viện, còn thực tế số ca mắc tay chân miệng đang điều trị ngoại trú còn cao hơn nhiều. Theo thống kê cho thấy số ca mắc tay chân miệng điều trị ngoại trú cao gấp 5 lần so với số ca điều trị nội trú. Như vậy, hiện số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM tính từ đầu năm đến nay phải lên đến 12.000 trường hợp”,bà Nga nói và tỏ ra lo lắng về tình trạng bệnh tay chân miệng có thể gia tăng và bùng phát trong thời gian tới khi đang bước vào năm học mới.

Riêng bệnh sốt xuất huyết, bà Nga cho biết trong 8 tháng của năm 2018, TP đã ghi nhận 10.146 ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện. Tuy vẫn còn thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng các con số thống kê hàng tuần cho thấy số lượng ca bệnh đang tăng lên, thậm chí có những tuần lên đến gần 700 ca.

“Hiện TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang ở vào mùa mưa nên bệnh sốt xuất huyết trong thời gian gần đây tăng nhanh. Hiện nay mỗi tuần số ca mắc sốt xuất huyết điều trị ngoại trú tăng liên tục, trung bình mỗi tuần có khoảng 400 ca”, bàNga cho biết thêm.

Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đã yêu cầu các quận, huyện chủ động hơn các biện pháp phòng chống dịch như: kiểm soát và xử lý tốt các điểm nguy cơ sốt xuất huyết; giám sát các điểm giữ trẻ gia đình không để bệnh tay chân miệng lây lan; giám sát các ca mắc bệnh sởi cũng như rà soát tình hình tiêm chủng trên địa bàn. Đặc biệt, các quận, huyện cần tổ chức tiêm bù đối với trẻ chưa được tiêm ngừa sởi; trong trường hợp nhu cầu tiêm bù quá cao cần báo cáo ngay về Sở Y tế để được phân phối vắc xin, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vắc xin sởi trên địa bàn.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Lo ngại bệnh sởi lây lan và bùng phát thành dịch