Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, quan điểm của TP.HCM là các dự án BOT trên địa bàn phải đúng quy định, công khai, minh bạch và đặt đúng vị trí, đúng đối tượng thu phí. Mức phí của trạm BOT cũng phải phù hợp với quy định pháp luật.

TP.HCM lên phương án đề phòng trường hợp người dân phản đối việc thu phí BOT

Phan Diệu | 17/01/2018, 06:33

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường, quan điểm của TP.HCM là các dự án BOT trên địa bàn phải đúng quy định, công khai, minh bạch và đặt đúng vị trí, đúng đối tượng thu phí. Mức phí của trạm BOT cũng phải phù hợp với quy định pháp luật.

Ngày 16.1, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM (GTVT) Bùi Xuân Cường cho biết, trước tình hình nhiều trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên cả nước đang đối diện sự phản đối của các chủ phương tiện qua trạm và người dân địa phương, Sở GTVT đã xây dựng các phương án dự phòng trong trường hợp người dân phản đối việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm.

Theo đó, Sở đã phối hợp với nhà đầu tư và các đơn vị liên quan để tập trung đầu tư hệ thống thu phí tự động, xem xét chưa tăng giá vé đến năm 2020. Đồng thời, Sở GTVT đã yêu cầu các nhà đầu tư có cơ chế thông tin phối hợp để thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tính pháp lý của các dự án, đối tượng thu phí. Đặc biệt là đểngười dân và doanh nghiệp trong khu vực lân cận thu phí hiểu, chia sẻ;và nhà đầu tư có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân, doanh nghiệp như giảm giá dịch vụ, không thu phí những xe quay đầu tránh gây sự phản ứng của người dân.

Ông Cường cho biếthiện naytrên địa bàn TP.HCM có 9 dự án BOT đang triển khai thu giá (thu phí) sử dụng đường bộ; trong đó có 7 dự án do thành phố quản lý và 2 dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Đối với 7 dự án BOT mà thành phố đang quản lý, hiện chỉ có 3 dự án đang tổ chức thu phí là dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc, dự án xây dựng cầu Phú Mỹ và dự án xây dựng đường Nguyễn Văn Linh.

Trong khi đó, 4 dự án đang triển khai đầu tư hoặc chờ hoàn chỉnh thủ tục để triển khai thu phí gồm dự án xây dựng cầu đường Bình Triệu 2 (phần 2, giai đoạn 2), dự án xây dựng đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu.

Theo ông Cường, qua quá trình thực hiện, quan điểm của TP.HCM là các dự án BOT trên địa bàn phải đúng quy định của pháp luật, phải công khai minh bạch và mấu chốt của BOT là trạm thu phí phải đặt đúng vị trí và phải đúng đối tượng thu phí. Mặt khác, mức phí của trạm BOT cũng phải phù hợp với quy định pháp luật để đảm bảo tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải thành phố.

Ông Cường còn thông tin, vừa qua, TP.HCM có tập trung đề xuất và đang trong quá trình thực hiện nghiên cứu khả thi các dự án BOT như dự án BOT mở rộng quốc lộ 22 (từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Mộc Bài) dài 58km; dự án BOT mở rộng quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đi giáp ranh Long An) dài 8km.Các dự án BOT này đang trong quá trình triển khai và nếu đúng như bình thường trước đây sẽ tập trung giải phóng mặt bằng, đầu tư nâng cấp mở rộng rồi kết hợp thu phí.

Tuy nhiên, vừa qua Quốc hội có ban hành Nghị quyết số 437 nên thành phố đang tạm ngưng và tiếp tục rà soát quy mô đầu tư, kinh phí để tham mưu cho UBND TP.HCM tìm hình thức đầu tư phù hợp và không thể đầu tư theo hình thức BOT vì đây là đường hiện hữu.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM lên phương án đề phòng trường hợp người dân phản đối việc thu phí BOT